happy life why not
Cafe chiều thứ 7 - HHT Select - Some nice music - Some useful software - Some wisdoms - Some thoughts and more ... But what's the meaning of your life? What do you live for? What's the aim of your living? Do you have your own answer?

Một Giọt Nước

12:22 PM

Thiền sư Gisan bảo một thiền sinh trẻ tuổi xách đến cho ngài một thùng nước để hòa lạnh bồn tắm.

Thiền sinh mang đến một thùng nước, và sau khi làm lạnh bớt bồn tắm y đổ phần còn lại ra đất.

"Đồ ngu!" sư phụ mắng đệ tử. "Sao con không tưới nó vào các cây? Con có quyền gì mà phí phạm ngay cả một giọt nước trong chùa này?"

Thiền sư trẻ đốn ngộ ngay lúc ấy. Y đổi pháp danh thành Tekisui, nghĩa là một giọt nước.
Read On 0 comments

Không Vướng Mắc Vào Bụi Trần

2:21 PM

Zengetsu, một thiền sư Trung hoa vào đời nhà Đường, đã viết những lời khuyên này cho môn đồ:

Sống giửa hồng trần nhưng giử không bị vướng mắc vào bụi trần là chánh đạo của kẻ tu Thiền.

Khi nhìn thấy ai làm lành, hãy bắt chước. Khi nghe điều ác nên tránh.

Ngay khi ở trong phòng tối, cư xử như mình đối diện với khách quý. Bộc lộ cảm quan, nhưng không nên vượt quá cái thật tánh của mình.

Nghèo khổ là kho báu của ngươi, không nên đánh đổi nó cho một cuộc sống d dãi.

Một người có thể trông giống kẻ khùng, nhưng chưa hẳn đã thế. Biết đâu rằng y đang cẩn thận che dấu sự thông thái của mình.

Đức hạnh là thành quả của sự tự chế. Đừng đánh rơi chúng từ từng trời như là mưa hay tuyết.

Lòng khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để cho mọi người sống gần tự biết đến bạn trước khi bạn làm cho họ biết đến.

Một tấm lòng cao thượng không bao giờ trưng ra lộ liu. Lời của nó như ngọc quý, vô giá, ít khi được bày biện.

Đối với một người thiền sinh chân thật, mỗi ngày là một ngày may mắn. Thời gian trôi qua nhưng y không bị lùi lại. Chẳng có sự vinh quang hay nhục nhả nào làm chùn ý.

Nên khắc khe với chính mình, chứ không phải với người khác. Không nên bàn cải chuyện đúng hay sai.

Có vài điều, dù đúng, vẫn bị xem như là sai hằng bao nhiêu đời. Giá trị của điều phải, có thể được biết đến sau nhiều thế kỷ, cho nên không việc gì phải vội đòi hỏi có sự biết ơn tức thì.

Hãy sống với nhân duyên và dành kết quả cho luật tối thuợng của vũ trụ. Hãy sống qua một ngày trong an nhiên tự tại.

Read On 0 comments

Học Im Lặng

12:16 PM

Đệ tử phái Tendai thường tập quán tưởng trước khi Thiền được du nhập vào Nhật. Có bốn tăng sinh kết bạn và quyết giữ thanh tịnh trong bảy ngày.

Ngày đầu cả bốn đều im lặng. Việc trầm tư mặc tưởng của họ khởi đầu tốt đẹp, nhưng khi đêm xuống và ngọn đèn dầu tàn dần thì một vị buộc miệng gọi kẻ hầu: "Rót thêm dầu."

Tăng sinh thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất lên tiếng. "Chúng ta không nên nói lời nào mới phải," ông phê bình.

"Cả hai vị ngu quá. Tại sao lại nói chuyện?" người thứ ba hỏi.

"Chỉ có tôi là không nói tiếng nào," tăng sinh thứ tư kết luận.
Read On 0 comments

Cửa Thiên Đường

12:05 PM

Một chiến sĩ tên là Nobushinge tìm đến Hakuin hỏi: "Thiên đàng và địa ngục có thực chăng?"

"Ông là ai?" Hakuin hỏi.

"Tôi là một hiệp sĩ đạo," người chiến sĩ trả lời.

"Ông mà là hiệp sĩ à!" Hakuin thảng thốt. "Quan nào mà lại thuê ông hộ vệ? Gương mặt ông trông giống tên hành khất."

Nobushinge bắt đầu nổi giận toan rút kiếm, nhưng Hakuin nói tiếp: "Thì ra ông cũng có kiếm! Vũ khí của ông nom có vẻ cùn lắm làm sao mà cắt được đầu ta."

Trong khi Nobushinge rút kiếm Hakuin nhận xét: "Đây là cửa mở ra địa ngục!"

Qua câu nói người võ sĩ đạo ngộ được lời dạy của thiền sư, tra kiếm vào bao và cúi lạy.

"Đây là cửa mở vào thiên đàng," Hakuin nói.
Read On 0 comments

Cỏ Cây Giác Ngộ Như Thế Nào?

11:55 AM

Dưới triều đại Kamakura, Shinkan tu học phái Tendai trong sáu năm,học Thiền thêm bảy năm; rồi ngài lại du hành sang Trung quốc chiêm ngiệm Thiền học thêm mười ba năm nữa.

Khi ngài quay về Nhật, nhiều người mong được tham vấn ngài về những điều bí him. Shinkan rất họa hoằn tiếp khách, nhưng khi tiếp, ngài hiếm khi trả lời câu họ hỏi.

Một hôm có một vị môn đồ năm mươi tuổi nói với Shinkan: "Tôi đã học giáo pháp của phái Tendai từ khi còn bé, nhưng có một điều tôi không được thấu suốt là phái Tendai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng có thể giác ngộ được. Điều này đối với tôi kỳ quặt quá."

"Có ích gì không khi bàn luận đến cỏ cây trở nên giác ngộ?" Shinkan hỏi. "Vấn đề là làm thế nào để ông được giác ngộ. Ông có quán chiếu đến điều đó không?"

"Tôi chưa hề nghĩ đến như vậy," vị khách già trầm ngâm.

"Vậy thì hãy trở về và thiền quán đi," Shinkan kết thúc.
Read On 0 comments

Đúng Và Sai

3:53 AM

Khi Bankei mở an cư kiết hạ, môn đồ khắp nước Nhật qui tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một dệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẽ phạm tội phải bị trục xuất, Bankei bỏ qua.

Ít lâu sau người đệ tử ấy lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi thiền viện.

Sau khi xem xong thỉnh nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại. "Các vị là những huynh đệ sáng suốt," ngài nói. "Các vị biết thế nào là đúng và thế nào là không đúng. Các vị có thể tìm nơi khác vừa ý để tu học, nhưng vị sư đệ này lại không biết đâu là điều đúng và sai. Ngoài ta ra, ai là người chịu nhận dạy bảo ông ấy. Ta sẽ giữ ông ấy lại đây cho dù các vị có bỏ đi."

Một suối lệ đầm đìa rửa sạch mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.
Read On 0 comments

Kẻ Cướp Trở Thành Môn Đồ

11:52 AM

Vào một đêm trong khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên cướp xông vào với lưởi dao bén đòi tiền hoặc giết ngài.

Shichiri bảo: "Xin đừng náo động. Ông có thể lấy tiền trong ngăn kéo kia." và tiếp tục tụng kinh.

Giây lát sau, ngài kêu lên: "Xin đừng lấy hết tất cả. Ta cần một ít để đóng thuế ngày mai."

Kẽ đạo chích gom góp gần hết và sắp sửa chuồn. "Hãy biết cám ơn thí chủ chứ," Shichiri nói thêm. Tên cướp nói lời cám ơn và biến mất.

Vài ngày sau tên cướp bị bắt và thú tất cả mọi tội, trong đó có chuyện liên quan đến Shichiri. Khi Shichiri được vời đến để đối chứng, ngài bảo: "Ông này không phải là kẽ cướp, ít ra là phần có liên quan đến bần tăng. Bần tăng biếu ông ấy một ít tiền và ông ta có tỏ lời cám ơn."

Sau thời gian ngồi tù, người đàn ông kia tìm đến Shichiri và trở thành để tử của ngài.

Read On 0 comments

Mọi Thứ Đều Là Thượng Hảo Hạng

11:44 AM

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giửa anh hàng thịt và người khách mua.

"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông," khách bảo.

"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả," anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng."Qua câu chuyện, Banzan chợt ngộ.
Read On 0 comments

Mỗi Phút Đều Là Thiền

2:47 AM

Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in. Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."

Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.
Read On 0 comments

Tấm Danh Thiếp

1:42 AM

Keichu, Một Đại thiền sư thời Minh Trị, trụỉ trì đại tự viện Tofuku ở Kyoto. Một ngày nọ, thống đốc của Kyoto đến thăm ngài lần đầu.

Viên thị vệ đưa vào tấm danh thiếp ghi: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.

"Ta chẳng có việc gì quan hệ với ông này," Keichu nói với thị vệ. "Bảo ông ta về đi."

Viên thị vệ mang tấm thiếp trở ra với lời cáo lỗi.

"Đấy là lỗi tại tôi," ông thống đốc nói và lấy bút xóa đi mấy chữ Thống đốc Kyoto. "Xin thưa lại với đại sư lần nữa."

"Ổ! Kitagaki đấy à?" thiền sư thốt lên khi nhìn thấy tấm danh thiếp. "Ta muốn tiếp ông ấy."
Read On 0 comments

Giọng Nói Của Hạnh Phúc

11:41 AM

Sau khi Bankei qua đời, một người mù thường sống cạnh thiền viện kể với bạn rằng: "Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói. Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cái giọng thầm kín của ganh tị. Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khóai trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt.

"Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buồn rầu."
Read On 0 comments

Ông Tầu Vui Vẻ ( (Hay Ông Thần Tài -- LND.)

1:26 AM

Nếu ai đi phố Tàu ở Mỹ cũng đều thấy tượng của một vị mập mạp mang một túi vải. Những kẻ kinh doanh gọi là Ông Tầu vui vẻ hay Ông Thần tài.

Thực ra ông này tên là Hotei, sống ở thời nhà Đường. Ông chẳng có ý tự gọi mình là thiền sư hoặc kết nạp môn đồ.

Ông đi rảo khắp phố phường, vai mang một cái túi vải lớn trong đó chứa đủ thứ kẹo, bánh, trái cây người ta cúng biếu, rồi ông lại phát cho lũ trẻ hay chạy theo ông vui đùa. Ông đã tạo nên một nhà trẻ giửa phố.

Khi nào ông gặp một kẽ mộ đạo, ông ngữa tay xin: "Cho tôi một hào." Và nếu có ai bảo ông trở về chùa mà thuyết pháp, ông lại trả lời: "Cho tôi một hào."

Một hôm đang vui chơi với đám trẻ, tình cờ có một thiền sư đi qua, dừng lại hỏi: "Thế nào là yếu tính của Thiền?

Lập tức, Hotei yên lặng bỏ túi vải nặng nề xuống đất.

Vị thiền sư kia hỏi tiếp: "Thế thì, cái thực dụng của Thiền là gì?ẽ Nhanh chóng, Ông Tầu vui vẻ vác cái bị lên vai và tiếp tục đi.

Read On 0 comments

Những Cuộn Sóng Lớn

11:21 AM

Buổi đầu của thời Minh Trị, có một đô vật sĩ tên là O-nami (Đại Ba).

O-nami mạnh vô song và rất am tường nghệ thuật đô vật. Trong những cuộc đấu riêng trong nội viện, y còn hạ luôn cả sư phụ nữa, nhưng trước công chúng thì y lại nhút nhát đến nỗi môn đệ của y lại đánh ngã được y.

O-nami thấy cần phải tìm một vị thiền sư nhờ giúp đở. Vừa lúc, có một vị sư du hành tên là Hakuju đang dừng chân ở một ngồi chùa nhỏ gần đó, O-nami tìm đến ngay và trình bày nỗi khổ tâm.

"Đại Ba là tên của ngươi," vị thiền sư trầm ngâm, "vậy thì hãy ở lại trong chùa tối nay. Hãy tưởng tượng rằng ngươi là những cuộn sóng lớn. Ngươi không còn là đô vật sĩ nhút nhát nữa. Ngươi là những đợt sóng thần cuốn phăng tất cả. Cứ làm như thế thì ngươi sẽ trở thành đô vật sĩ vĩ đại toàn quốc.

Thiền sư lui nghỉ. O-nami tỉnh tọa cố tưởng tượng mình là những ngọn sóng. Y nghĩ ngợi lung tung. Rồi dần dần y có cảm giác của những làn sóng. Đêm dần qua thì ngọn sóng càng lớn. Chúng cuốn phăng cả bông hoa trong các bình cúng. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị chìm. Trước bình minh thì chẳng còn thấy chùa đâu mà chỉ là một đại dương bao la.

Đến sáng, thiền sư thấy O-nami còn đang trầm tư mặc tưởng, môi nở nụ cười. Ngài vỗ vai đô vật sĩ. "Bây giờ không còn gì đáng ngại nữa," ngài bảo. "Ngươi là những cuộn sóng ấy. Ngươi sẽ cuốn phăng mọi vật trước mắt."

Ngày hôm ấy, O-nami thắng trận thi đấu một cách dễ dàng. Về sau không còn ai trên nước Nhật có thể hạ y được nữa

Read On 0 comments

Nhất Đế

2:33 AM

Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện "Nhất Đế" trên cỗng. Đối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắt khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.

Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hủ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.

"Chưa được," Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.

"Cái này thì thế nào?ẽ

"Còn kém, tệ hơn bản trước nữa," đệ tử phê.

Kesen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ "Nhất Đế" chồng chất mà đệ tử vẫn chê.

Đến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm chừng của nó," và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thơ thới chữ "Nhất Đế." Quay vào, nguời đệ tử reo lên: "Tuyệt tác."

Read On 0 comments

Ngụ Ngôn

11:29 AM

Trong Kinh, Đức Phật có dạy một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Một người đi qua một cánh đồng và gặp một con hổ . Anh ta bõ chạy, con hổ đuởi theo. Đến một bờ vực sâu, anh chụp được một sợi dây leo và đu lững lơ gần bờ vực. Bên trên con hổ đang cúi xuống đánh hơi. Run sợ cuống cuồng, anh nhìn xuống đáy vực sâu lại thấy một con hổ khác đang nhe răng nhìn lên.

Bỗng lại xuất hiện hai con chuột, một trắng một đen đang gậm nhấm sợi dây leo. Chợt anh thấy một quả dâu chín mọng bên cạnh. Một tay nắm chặt dây, tay kia nhặt quả dâu bỏ vào miệng. Chao ôi sao nó ngọt thế!

Read On 0 comments

Tim Ta Nóng Như Lửa

11:37 AM

Soyen Shaku, vị Thiền sư đâu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ, bảo: "Tim ta nóng như lửa, nhưng mắt ta lại lạnh như tro." Ngài đặt ra những qui định sau và thực hành mỗi ngày.

Buổi sáng, trước khi đắp y, đốt hương và tọa thiền.

Ngủ đúng giờ. Nhận phần ăn của mình cũng đúng lúc. Ăn vừa đủ, không ăn cho thỏa mãn.

Thái độ khi tiếp khách cũng giống như khi mình ở một mình. Khi ở một mình cũng giử thái độ y như lúc tiếp khách.

Chú ý vào mình nói cái gì và bất cứ điều gì mình nói. Thực hành mãi.

Khi cơ hội đến, không buông trôi, nhưng phải suy nghĩ kỷ trước khi hành động.

Không nên hối tiếc chuyện đã qua. Hãy hướng về tương lai.

Phải có thái độ vô úy của một kẻ anh hùng, nhưng có quả tim của một trẻ thơ.

Khi đi ngủ, hãy ngủ như là giấc ngủ cuối. Khi thức dậy, hãy tức khắc rời xa giường y như khi ta vứt đi đôi giày cũ.
Read On 0 comments

Một Ông Phật

1:28 AM

Tại Đông Kinh vào thời Minh Trị, có hai vị thiền sư nỗi danh với tánh tình khác hẳn nhau. Một vị là Unsho, ở Shingon chuyên giử giới luật rất mực. Ngài không bao giờ uống rượu và ăn sau 11 giờ sáng. Vị kia là Tanzan, dạy triết tại trường Đại học Hoàng gia, chẳng hề giữ giới. Khi ngài đói thì ăn, buồn ngủ thì đánh một giấc dù ban ngày.

Một hôm Unsho đến viếng Tanzan, và thấy vị này đang uống rượu.

"Chào sư huynh,ẽ Tanzan lên tiếng. "Uống cùng tôi một chén chăng?

"Tôi chẳng bao giờ uống rượu!" Unsho dõng dạc bảo.

"Kẻ không biết uống rượu chẳng phải là người," Tanzan nói.

"Này, Sư huynh gọi tôi không phải là người chỉ vì tôi không say sưa ư!" Unsho bất bình lớn tiếng. "Nếu không phải là người, tôi là gi vậy?

"Một ông Phật," Tanzan trả lời.

Read On 0 comments

Vâng Lời

7:19 AM

Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe.

Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bõ đi nghe thiền. Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.

"Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Đợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?ẽ

"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.

Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến.

Bankei mĩm cười bảo "Ông hãy sang bên trái ta."

Vị tăng làm theo.

"Không," Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện dễ hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây." Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.

"Ông thấy không" Bankei nhỏ nhẹ, "ông đang tuân theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt. Bây giờ hãy ngồi xuống và lắng nghe."

Read On 0 comments

Vậy Sao?

6:18 AM
Thiền sư Hakuin được mọi người chung quanh ca tụng là một người sống cuộc đời trong sạch.

Một cô gái Nhật Bản xinh đẹp, mà bố mẹ có một cửa hàng thực phẩm, sống gần ngài. Bỗng nhiên, thật chẳng ai ngờ, bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang có thai.

Ðiều này làm bố mẹ cô tức giận. Cô không chịu thú nhận ai là người làm chuyện đó, nhưng sau bao phen bị vặn hỏi cuối cùng cô chỉ tên người đó là Hakuin.

Cha mẹ cô giận dữ vô cùng, đến kiếm ông thiền sư. "Vậy sao?" ngài chỉ nói có vậy thôi.

Sau khi đứa trẻ sinh ra, người ta mang nó tới cho Hakuin. Vào lúc này ngài đã mất hết cả danh tiếng rồi, nhưng điều đó không làm ngài bực bội, ngài chăm sóc đứa trẻ rất là chu đáo. Ngài xin sữa của những người lối xóm và các thứ khác mà đứa trẻ cần đến.

Một năm sau cô gái làm mẹ kia không chịu đựng được điều đó thêm nữa. Cô bèn thú thật với bố mẹ cô rằng người cha thật sự của đứa con là một anh trẻ tuổi làm việc trong chợ cá.

Mẹ và bố cô gái vội vàng tìm đến Hakuin xin ngài tha thứ, sau khi xin lỗi hết lời, rồi xin nhận lại đứa trẻ.

Hakuin ưng thuận. Khi trao đứa trẻ lại ngài chỉ nói: "Vậy sao?"

Read On 0 comments

Tìm Thấy Viên Ngọc Trên Đường Bùn

5:17 AM

Gudo tuy là quốc sư, nhưng ngài vẫn hay du hành như một kẻ khất sĩ lang thang. Một hôm trên đường đi Edo, một trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng, ngài đến gần một ngôi làng có tên là Takenaka. Trời đã tối và mưa tầm tả, Gudo ướt mẹp và đôi dép rơm đã tơi tả. - một căn nhà tranh gần làng, ngài thấy có khoảng bốn hay năm đôi dép bày ở cửa sồ và muốn vào hỏi mua một đôi. Người đàn bà thấy ngài ướt lạnh, thương tình mời ngài trú qua đêm. Gudo nhận lời và cám tạ bà ta. Ngài đến trước bàn thờ giữa nhà tụng một thời kinh. Sau đó bà mẹ của bà chủ và bầy con ra chào. Nhìn thấy cả nhà buồn bả, ngài hỏi cớ sự. "Chồng con là kẻ cờ bạc say sưa", người đàn bà kể lể. "Khi ổng ăn bạc thì uống rượu say mèm rồi về nhà đánh đập vợ con. Nếu ổng thua thì đi vay mượn khắp nơi. Lắm khi say quá lại không về nhà. Con phải làm sao?"

"Để bần tăng giúp cho," Gudo nói. "Đây có ít tiền, hãy đi mua một chung rượu ngon và ít đồ nhấm. Rồi bà đi nghỉ đi. Bần tăng sẽ tọa thiền trước bàn thờ." Nữa đêm, ông chồng say khướt trở về, la lối om xòm. "Con mẹ nó đâu, tao về nhà đây này. Có cái gì ăn không?"

"Có" Gudo nói, "Bần tăng bị mắc mưa và được bà nhà thương tâm cho tạm trú qua đêm. Để đền đáp bần tăng có mua một ít rượu và đồ nhấm dành cho ông dùng."

Gã đàn ông hài lòng, uống sạch chung rượu rồi ngã lăn trên sàn mà ngủ. Gudo tọa thiền cạnh bên. Sáng sớm hôm sau, gã đàn ông tỉnh dậy quên hẳn mọi chuyện đêm qua.

"Ông là ai? - đâu đến đây?" gã hỏi Gudo khi ngài vẫn còn trầm tư mặc tưởng. "Bần tăng là Gudo từ Đông Kinh đến, trên đường đi Edo," Thiền sư trả lời.

Gã đàn ông xấu hổ quá, liền miệng xin lỗi quốc sư. Gudo mĩm cười.

"Mọi sự, mọi vật trên đời đều vô thường," ngài giảng giải. "Cuộc đời rất ngắn ngủi. Nếu ông cứ tiếp tục cờ bạc và rượu chè thì ông chẳng làm được việc gì hữu sự, lại còn làm khổ vợ con."

Gã đàn ông chợt ngộ, như ra khỏi cơn mê.

"Đại sư nói đúng," anh ta dõng dạc. "Làm sao con có thể đền bù cho ngài về lời dạy này! Hay là để con mang hành lý hộ ngài và tin ngài một đoạn đường.ẽ

"Nếu ông muốn," Gudo tán đồng.

Hai người lên đường. Sau khoảng ba dặm, Gudo bảo y quay về.

"Xin được thêm năm dặm nữa," gã nài nỉ. Họ tiếp tục đi.

"Giờ ông nên quay về," Gudo khuyên.

"Hẳn thêm mười dặm nữa," gã đàn ông xin.

"Hãy về ngay," Gudo bảo sau khi đã đi hết mười dặm.

"Xin cho con theo Đại sư suốt đời," gã tuyên bố.

Những thiền sư hiện đại của Nhật đều là môn đệ của người kế thừa Gudo. Tên của ngài là Mu-nan, người đàn ông đã không bao giờ quay trở lại.

Read On 0 comments

Giveaway of the Day -

System Requirements:
Publisher:
Homepage:
File Size:
Price:
..


4 Free On Internet

Followers