Người chạy theo xe
10:19 AMVì nhà tôi ở ngược đường với các bạn cùng lớp, nên khi tan học, tôi thường phải đạp xe về nhà một mình. Thỉnh thoảng, giữa những vòng xe đạp, tôi cảm thấy sợ hãi. Nhất là những khi trời sập tối, gió lạnh và sương mù dâng lên trên mặt lộ.
Rồi một buổi chiều đông muộn, có một người nữa đột nhiên xuất hiện, đi chung đường với tôi. Chính xác hơn, người ấy bám theo xe đạp của tôi.
Lúc đầu, tôi không hề để ý. Tuy nhiên, khi nghe tiếng chân đều đều, thậm thịch đuổi sát phía sau, bỗng dưng tim tôi lạnh toát. Thu hết can đảm, tôi thử ngoái nhìn ra sau. Không có ai cả. Chỉ có bóng tối pha màn sương bảng lảng. Tôi co giò đạp dấn trên pê-đan xe đạp. Xe lăn bánh nhanh hơn. Thế nhưng tiếng chân đuổi theo sau rõ ràng cũng tăng tốc, guồng nhanh hơn nữa. Bây giờ thì tôi thấy sợ thật sự. Run rẩy, nhưng đột nhiên, tôi bóp phanh, đột ngột dừng xe lại. Đương đầu tốt hơn trốn chạy. Tôi nghĩ.
Nhưng đó chỉ là một thằng bé chừng 9, 10 tuổi. Nó đứng im, cách đuôi xe tôi một quãng. Đôi mắt nó sáng rực, nổi lên trong bóng tối. Hơi thở nó hổn hển. Nó bước gần hơn về phía tôi. Nó đi lảo đảo, đầy khó khăn. Hình như chân thằng bé ấy có tật.
Tôi làm quen với thằng bé lạ lùng ấy. Nhà nó cách nhà tôi hai dãy phố. Năm ngoái, tôi đã loáng thoáng nghe nói về một thằng bé bị tai nạn giao thông, không còn đi lại được nữa. Những chi tiết nổi lờ mờ trong trí nhớ, dần dần rõ nét. Vì thế tôi rất ngạc nhiên khi thấy chú bé ấy… đang chạy. Nhưng tôi không sao cất lời hỏi han. Tôi chỉ nói đơn giản:
- Lên xe, chị đèo về!
Thằng bé lắc đầu:
- Em đang tập chạy. Chị đi tiếp đi, càng nhanh càng tốt.
- Em tập chạy thế này lâu chưa? – Tôi hỏi khẽ.
- Khá lâu rồi chị ạ. Nhưng vì ngã liên tục nên em chỉ dám chạy một mình, lúc buổi tối vì sợ ai nhìn thấy sẽ cười. Nhưng bây giờ thì em chọn xe chị để bám theo. Mục tiêu của em là một tháng nữa vượt qua xe chị.
…Cậu bé nhìn tôi chờ đợi. Tôi gật đầu với nó, rồi trèo lên yên xe. Tôi cố tình đạp chậm. Chậm đủ để thằng bé không nhận ra. Nó gắng sức chạy. Tôi có thể cảm giác nỗ lực của nó trong hơi thở hổn hển, trong những tiếng chân dồn dập, loạng choạng, xiên xẹo, lúc chậm, rồi lại rướn lên, nhanh lên…
Hai tháng, cậu nhóc dần dần đuổi kịp, chạy song song xe tôi. Rồi đến một ngày, thật kỳ diệu, cậu nhóc đã vượt qua được xe tôi. Tất nhiên là tôi vẫn cố ý chạy chậm. Nhưng nhìn ánh mắt rạng rỡ của cậu nhỏ kìa! Không, rõ ràng là chưa bao giờ tôi được nhìn điều gì lạ lùng và tuyệt vời đến thế.
Chạy qua xe tôi được một đoạn, cậu bé dừng lại, chờ tôi. Tôi đoán là cu cậu mệt rồi. Lần này thì là nó đề nghị tôi:
- Chị đèo em về nhé!
Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Cậu bé trèo lên xe tôi với một gương mặt rạng rỡ. Nó nói:
- Ngày mai, em lại tập.
Trên đuờng về, chú nhóc hỏi tôi liệu nó phải tập chạy bao lâu nữa thì có thể đá bóng được. Tôi không phải là bác sĩ nên không biết được điều đó. Nhưng tôi nói với cậu nhóc là sẽ sớm thôi. Tôi tin cậu bé có thể làm được điều kì diệu. Cũng hệt như khi cậu đã tin rằng có thể chạy được trên đôi chân của chính mình.
Bà Sáu
6:16 AM“Bà Sáu ve chai kìa, tụi bây ơi!”, thằng Tũn hét váng. Lập tức, cả đám con nít tụi tui kéo nhau núp vô lùm cây, chỉ chờ cái dáng già nua lọm khọm kia tới gần là alôxô nhảy ra, “Hù!” một cái thiệt lớn. Lần nào bà Sáu cũng phải ôm ngực la hốt, nhưng tụi tui thì cười vang.
Bà Sáu sống một mình. Căn nhà nhỏ của bà ở tuốt cuối làng. Nghe đâu, bà có con cháu ở tận trên Sài Gòn. Tết về, người trong làng chỉ thoáng thấy bóng chiếc xe hơi sang trọng xẹt qua rồi lại mất hút. Còn lại một mình bà Sáu ngồi chơ vơ bên chồng quà cao ngất ngưởng.
Bà Sáu đi bán ve chai tự nuôi thân. Chẳng còn hơi sức để rao, nên gặp ai bà cũng chỉ thều thào: “Ve chai hôn?”. Người lớn trong làng thương bà đứt ruột. Dọn dẹp nhà cửa, người ta nhặt nhạnh khi thì kí giấy vụn, đôi dép rách, khi thì mấy chiếc tô nhựa méo mó hay chiếc muỗng nhôm mỏng quẹt, để thấy bóng bà đi qua thì xách ra cho, nhận vài đồng bạc lẻ để bà đỡ tủi… Nhưng mấy đứa con nít tụi tui thì khoái trêu chọc bà hơn.
Có bữa, bà Sáu như bị đãng trí, bà lụm được ở đâu một chiếc xe hơi đồ chơi bằng nhựa đẹp mê hồn, bà không đem về mà lẳng lặng để ngay bên vệ đường, chỗ tụi tui vẫn thường hay núp rồi bỏ đi. Tụi tui đã có một buổi chiều dài sôi nổi quanh chiếc xe, cho đến khi nó bị tháo tung ra, rồi không sao lắp lại được.
Bữa nọ, cả làng tui xôn xao lên vì đi đâu bà Sáu cũng hỏi về chiếc nhẫn vàng bị thất lạc mà bà mới lụm được hôm rồi. Mọi người đòi coi thì bà cương quyết: “Phải mô tả thiệt chính xác thì tui mới đưa à!”. Thằng Tũn tinh quái: “Bà ơi, nhẫn vàng thì chiếc nào chả giống chiếc nào. Mặt trơn và có màu… vàng chóe!”. Bà Sáu lưỡng lự một hồi rồi... xòe tay ra. Ngay lập tức, nhỏ Mai la làng: “Trời ơi! Chiếc nhẫn mạ vàng con mới làm rớt tối qua đây mà. Chưa tới hai ngàn bạc chứ hổng phải vàng thiệt đâu bà Sáu à!” Tụi tui lại được một phen cười vỡ bụng. Bà Sáu lủi thủi bỏ về.
Mùa mưa ập tới, bà Sáu ít đi ve chai hơn. Nhiều bữa đang đi trên đường, gặp mưa như trút, bà Sáu không núp vào đâu mà thường cứ thế đội mưa đi về. Bà biểu về mau để còn lựa đồ, ít thời gian lắm, đội mưa đã mấy chục năm, chút mưa gió cuối đời, ăn nhằm gì. Ngoại tui bảo bà Sáu đang dành dụm tiền để lên Sài Gòn thăm mấy đứa cháu. Bà Sáu nhớ thương sắp nhỏ đến ngẩn ngơ cả người.
Quả vậy, chắt chiu được chút tiền, một bữa, bà Sáu cười chào mọi người để lên thành phố thăm con. Ai cũng nhìn theo ái
ngại. Mới đi hồi sáng, tới chiều, đã thấy bà lủi thủi về. Bà biểu: “Sài Gòn lạ quá! Nắng gắt nữa chớ không được mát như ở quê mình!”
Dầm mưa riết không sao, dang nắng Sài Gòn có một bữa mà bà Sáu đổ bịnh. Căn nhà nhỏ của bà bỗng thành tấp nập. Người mang cho bà nải chuối chín cây, người mang chục trứng vịt cùng nửa kí đường, ngoại tui còn ngủ lại luôn để chăm sóc bà Sáu cho tiện. Sáng ra ngoại về lo cơm nước cho bên nhà tui, vẫn nấu một bát cháo nóng, gọi tui bê sang cho bà Sáu. Ngoại dặn “Con thương lấy bà Sáu nghen con, con thương bà Sáu cũng là con thương ngoại vậy”.
Đỡ lấy bát cháo từ tay tui, bà Sáu cứ chớp chớp mắt nhìn tui, kéo tui ngồi xuống bên bà, rồi cứ lau nước mắt hoài vậy đó.
Việc làm thêm của tôi
9:48 AMNói thẳng ra, việc tôi nhận được là cọ rửa toilet của một ký túc xá. Tôi không thích công việc này lắm, nhưng tôi cần tiền. Dù sao, nó cũng là một công việc lương thiện và không có gì đáng xấu hổ. Còn hơn là tiếp tục sống dựa vào bố mẹ. Tôi phải làm việc vào các buổi chiều tối, kể cả buổi chiều Chủ Nhật - khi mà cả thế giới có vẻ đang thư giãn và nghỉ ngơi. Những lúc như vậy, tôi lại tự hỏi tại sao mình lại nhận công việc này. Tại sao tôi lại cứ phải bò ra sàn toilet để cọ từ ngày này sang ngày khác?
Nhưng những lúc nản lòng nhất như vậy, tôi lại nghĩ tới ông nội tôi - ông Sundstrom. Ông rời Thuỵ Điển để di cư tới Iowa nhiều năm về trước, cùng vợ và năm người con, trong đó có bố tôi. Họ lên một chuyến tàu thuỷ dài ngày đến New York. Chuyến đi càng trở nên dài hơn bởi những cơn say sóng khủng khiếp.
Họ tới New York, rồi lên tàu hoả tới bang Iowa. Rồi thành phố Algona sẽ là đích đến cuối cùng. Ông tôi đã tiết kiệm nhiều tiền hết mức có thể, đủ để đảm bảo cho gia đình một khởi đầu không quá khó khăn khi đến Iowa. Lúc này, cả gia đình đều không biết tiếng Anh, chỉ biết tiếng Thuỵ Điển. Nhưng ông tôi có quen một người ở Algona. Người này sẽ giúp ông chuẩn bị chỗ ở và một việc làm.
Rồi một điều không may xảy ra. Ông Sundstrom của tôi cần vào toilet trên tàu. Toilet kiểu cũ trên tàu hoạt động rất đơn giản: những gì ở "đầu vào" sẽ có "đầu ra" là... rơi xuống đường ray.
Khi ông tôi trở về chỗ ngồi, ông phát hiện ra mình đã mất ví. Ông trở lại toilet tìm khắp nơi, nhưng không thấy. Hẳn nó đã bị rơi xuống đường ray rồi. Ông cố gắng nói chuyện với người quản lý trên tàu, nhưng ông ta không nói tiếng Thuỵ Điển. Thế là đột nhiên, cả gia đình trở nên bơ vơ, không có một chút tiền phòng thân. Trên tàu, cả gia đình nhịn đói. Một vài hành khách tử tế cho vài chiếc bánh quy và mấy miếng táo - đó là tất cả những gì bọn trẻ - bao gồm bố tôi - được ăn.
Khi đến Algona, ông tôi rất ngạc nhiên vì không ai ra đón. Có lẽ người quen của ông tôi đã không đến đúng giờ. Và thứ duy nhất ông tôi có lúc đó là địa chỉ của ông ấy. Cả gia đình đi bộ từ đường này sang phố khác, vừa đi vừa giơ địa chỉ ra hỏi mọi người. Cuối cùng, cũng tìm đến đúng địa chỉ, nhưng nhận được tin rằng người quen đã mất. Và tất nhiên, lời hứa về một việc làm cũng không còn tồn tại.
Và ông bà tôi đã trải qua rất nhiều năm tháng khó khăn. Bà tôi tìm được việc làm là dọn dẹp nhà cửa cho các gia đình khác. Cả nhà học tiếng Anh. Dần dần, năm người con của ông bà tôi cũng tốt nghiệp trung học. Bốn người con gái học Đại học rồi trở thành giáo viên. Bố tôi theo học trường Luật và trở thành luật sư.
A, đọc đến đây, bạn có thể hỏi ông Sundstrom của tôi làm gì để các con đếu được đi học, rồi có một cuộc sống tốt như vậy?
Ông tôi cũng cọ toilet.
Vỡ bối
10:08 AMCho tới bây giờ, dù đã nhiều năm tháng đi qua, tôi vẫn không sao quên được cảm giác hãi hùng từ cái đêm ấy, cái đêm đầu tiên của "Trận lụt thế kỷ" đã biến quê tôi từ một vùng trù phú thành miền đất xác xơ, nghèo túng suốt mấy năm liền. Đó là một đêm tháng bảy, trời không trăng, không sao, oi nồng và lặng yên đến lạ thường. Đang ngủ mê mệt, bỗng cả ba anh em tôi bị dựng dậy bởi tiếng quát giật giọng của mẹ:
- Dậy cả đi, chạy nhanh ra khỏi nhà kẻo nước lụt ập tới bây giờ.
Vừa vơ vội ít quần áo cũ, vài bó củi và mấy cái xoong nhỏ, mẹ tôi vừa ra lệnh:
- Thằng Huy ôm bó củi, thằng Tập ôm túi lõi ngô và bọc quần áo theo mẹ.
Rồi mẹ tôi bỗng hốt hoảng:
- Còn thằng Học đâu?
Tôi lúng túng, vừa rụi cặp mắt cay sè vì ngái ngủ, vừa thưa:
- Dạ...Nó xuống Bà Nội từ tối...
- Cứ tạm để nó đấy, chạy thôi - Mẹ tôi vừa nói, vừa kéo tay tôi chạy ào ra ngõ.
Ra đến đường cái, một âm thanh hỗn độn bao trùm: tiếng trẻ con khóc, tiếng người la hét, tiếng chó sủa, tiếng lợn, gà kêu inh ỏi. Tiếng một ai đó vừa chạy, vừa hô như muốn thông báo cho tất cả mọi người đang ùn ùn chạy ra phía con bối:
- Vỡ...đê Linh Tập rồi, nước chảy...dữ lắm, mọi người nhanh chân...lên kẻo không kịp...
Trong đêm tối mịt mùng, anh em tôi cùng mẹ và cái Hằng (mới gần tròn một tuổi được mẹ tôi ẵm ngửa trên tay) bước thấp, bước cao lần mò về phía có ánh đuốc. Đoạn đường chừng hơn cây số ngày, thường chúng tôi vẫn chạy chơi vậy mà sao hôm nay lại trở nên xa xôi đến thế. Nhiều lúc nhìn mẹ loạng choạng trên con đường mịt mờ, lòng tôi như thắt lại.
Nơi gia đình tôi tá túc là một đoạn bối chưa bị ngập nước. Giữa biển nước mênh mông với những cơn sóng dữ dằn lao vào từ mọi phía, con bối như chiếc lá mỏng manh oằn mình hứng chịu cuồng phong và có thể bị hất tung lên bất cứ lúc nào. Trên quãng đê nhỏ dài chừng non cây số ấy có đến ba, bốn trăm người cùng chen chúc trong cảnh màn trời, chiếu đất suốt mấy ngày đêm liền.
Cùng với nỗi lo nước lụt ngày càng dâng cao, gạo, củi mỗi lúc một cạn dần, mẹ và tôi còn có một nỗi lo khác lớn hơn đó là việc đứa em tôi vẫn kẹt lại cùng bà nội trong làng.
Sang đến ngày thứ ba thì đoạn bối duy nhất còn lại bị ngập nước hoàn toàn. Lúc đầu nguời ta còn tìm cách kê cao chỗ ở bằng gạch, ngói, hòm xiểng nhưng đến giữa trưa thì nước đã ngập tới quá đầu gối người lớn. Một không khí sợ hãi và hoảng loạn thật sự bao trùm lên cả đoạn đê. Số vật dụng mang theo vốn chẳng đáng là bao bị nước cuốn trôi cả, chỉ còn lại hàng trăm con người đứng chôn chân giữa biển nước mênh mông. Tiếng khóc của lũ trẻ càng làm cho người lớn trở nên rối trí. Không khí mỗi lúc một trở nên căng thẳng, ngột ngạt.
…Khó có thể kể hết nỗi kinh hoàng khi ấy. Nhưng cuối cùng thì bốn mẹ con tôi cũng được người ta đưa vào trong đê. Tuy rã rời chân tay vì đói, rét, thay cho việc tìm chút gì bỏ bụng cho khỏi ngất, mẹ tôi quyết định phải đi tìm bà và thằng Học trước đã. Sau này mẹ tôi bảo có lẽ ông Trời còn thương, bởi mới đi được chừng vài trăm mét, tôi bỗng nhận ra thằng em với cái dáng thiểu não, thất thểu từ phía xa. Cứ để cho cu cậu tiếp tục tiến lại, tôi quay ngược báo tin cho mẹ, rồi mấy mẹ con cùng lao về phía nó. Mẹ con tôi ôm chầm lấy nhau trong niềm vui sướng khôn tả. Thằng Học mếu máo, nước mắt chảy dài, và điều không thể tưởng tượng được là trên cổ nó vẫn lủng lẳng một cái xoong con bị mất vung mà mẹ tôi bảo sang bà mượn về nấu bột cho em bé. Hoá ra là hai bà cháu cũng được cứu nhưng lạc nhau mấy hôm liền.
Những năm sau này dù quê tôi không còn bị vỡ bối thêm lần nào nữa nhưng dư âm về "Trận lụt thế kỷ" vẫn còn mãi đến tận bây giờ. Tôi viết những dòng này đúng vào những ngày lũ lớn đang tràn về vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thương các bạn khôn xiết, quê mình đâu cũng giống nhau.
Động viên
9:35 AMNăm 14 tuổi, cô gái gốc Pháp Lillian sống ở ngoại ô thành phố Ontario (Canada) phải bỏ học để kiếm việc phụ giúp gia đình. Học hành dở dang khiến cô gái vốn nhút nhát lại càng thêm mặc cảm.
Cứ mỗi sáng, mang theo hy vọng mong manh, Lillian nhảy xe buýt lên hai thành phố lớn là Windsor và Detroit để tìm việc làm. Nhưng cô rụt rè đến mức chẳng dám gõ cửa xin việc ở bất kỳ đâu, Lillian cứ bước vu vơ trên đường và buồn bã trở về nhà khi trời chạng vạng.
Một ngày, Lillian chợt nhìn thấy trước cửa công ty Carhartt Overall treo một tấm bìa: “Cần tuyển thư ký, mời vào trong”. Dè dặt bước vào gian tiền sảnh rộng lớn, Lillian thận trọng gõ cánh cửa đầu tiên và gặp bà quản lý tên là Margaret Costello. Với cách phát âm tiếng Anh còn chưa chuẩn, Lillian tự giới thiệu là mình 19 tuổi, và đang rất quan tâm tới vị trí thư ký mà công ty cần tuyển.
Margaret dẫn Lillian tới một căn phòng nhỏ, đưa cho cô bé một bức thư để đánh máy. “12h tôi sẽ quay lại. Cố gắng nhé!” - Margaret vỗ nhẹ vai Lillian rồi bước ra khỏi phòng. Chỉ còn mình Lillian trong căn phòng với chiếc máy chữ đen xì và một tờ giấy đặc chữ. Lần đầu tiên thử việc, lần đầu tiên “sờ” tới máy chữ, Lillian rất lo âu.
Phải loay hoay một lúc với cái máy chữ, Lillian mới biết cách sử dụng. Lần đầu tiên, Lillian đánh xong dòng thứ nhất, 10 từ thì sai tới 8 lỗi. Đồng hồ chỉ 11h30, mọi người phòng trên đã gọi nhau chuẩn bị đi ăn trưa. Lillian nghĩ mình sẽ lẩn vào dòng người đi ăn trưa đó và bỏ về. “Nhưng mình cũng phải đánh cho xong bức thư chứ!”. Lill rút tờ giấy ra khỏi máy, vò nát trước khi lại ném vào sọt rác và ngước nhìn đồng hồ. 11h45, Lill tự nhủ: “Mình sẽ lẩn vào đám đông và cô Margaret Costello sẽ không bao giờ nhìn thấy mình nữa. Nhưng dù sao cũng phải đánh cho xong bức thư”. Sắp hết giờ, nhưng công việc vẫn ì ạch với chi chít lỗi. 11h55, “Chỉ còn 5 phút nữa sẽ được tự do” - Lill thở dài.
Cánh cửa bật mở, cô Margaret đi thẳng tới chỗ Lill, một tay đặt lên vai cô bé trong khi không ngừng đọc lá thư. Đột nhiên cô dừng lại và nói: “Cháu làm tốt lắm!”. Lill ngạc nhiên, hết nhìn lá thư rồi nhìn cô Margaret, nỗi lo lắng bỗng tan biến, sự phấn khích trỗi dậy và lòng quả quyết của Lill cứ thế tăng dần. “Nếu cô ấy nghĩ mình làm tốt thì càng phải làm tốt hơn. Mình sẽ làm việc ở đây”. Ngày 12-9-1922 ấy là ngày thử việc đầu tiên, cũng là ngày Lillian chính thức được nhận vào làm tại hãng Carhartt Overall.
Và Lillian Kennedy đã ở lại hãng Carhartt Overall tới 51 năm và trở thành Tổng giám đốc Công ty Carhartt Overall chỉ vì ở đó người ta đã tặng cho cô bé nhút nhát năm ấy sự tự tin.
Kỷ niệm khăn giấy
6:15 PMTrời bao giờ cũng trở nên lạnh buốt khi Giáng sinh đến gần. Hiểu rằng ông già Noel chỉ có trong tưởng tượng chứ chẳng chui xuống từ cái ống khói nào cả, nên tôi quyết định sẽ mua cho mẹ một món quà, chứ không chỉ biết ngủ và chờ quà của mẹ.
Mới chỉ 8 tuổi, tôi chưa từng bao giờ mua quà. Tôi không biết phải mua quà gì và mua ở đâu. Tôi mổ lợn đất, bán mấy cái vỏ chai và lao thẳng đến... cửa hàng thuốc. ở đó, ngoài thuốc men họ còn bán rất nhiều thứ tuyệt vời khác. Và lúc nào trong cửa hàng cũng có mùi thơm rất dễ chịu mà cho đến tận bây giờ, chỉ cần nhắm mắt lại là tôi vẫn thấy như mùi hương đó ở quanh mình.
Đi dọc theo những giá bày hàng, tôi cẩn thận cân nhắc từng món đồ. Nhiều món tên tuổi kỳ lạ tới mức tôi không phát âm nổi. Với mỗi thứ, tôi lại tưởng tượng khuôn mặt của mẹ tôi khi mẹ mở quà vào ngày Giáng sinh.
Tôi nhìn thấy các loại nước hoa và cả những chiếc đồng hồ trong tủ kính tự xoay. Tôi biết chỗ tiền xu trong túi không đủ mua đồng hồ, nhưng tôi vẫn đứng rất lâu ở đó và tự nghĩ xem cái nào sẽ hợp với mẹ nhất.
Được một lúc lâu, tôi bắt đầu thấy nản lòng, không còn hy vọng gì nữa. Nhưng ngay khi đi qua giá hàng cuối cùng, tôi nhìn thấy một món quà hoàn hảo: một hộp giấy ăn khổng lồ!
Tất nhiên, bây giờ bạn có thể cho rằng một hộp giấy ăn không có vẻ gì là một món quà, nhưng đó lại là một thứ chưa bao giờ xuất hiện trong nhà tôi. Với 6 đứa con mà một mình mẹ tôi phải nuôi kể từ khi bố mất, mẹ luôn nói giấy ăn là một thứ xa xỉ. Mẹ không bao giờ mua vì nói rằng chúng sẽ được dùng hết ngay trong vòng vài ngày, và như thế là lãng phí.
Tôi vẫn nhớ rằng mình luôn tưởng tượng mẹ sẽ vui thế nào nếu mẹ có món đồ "xa xỉ" đó. Không phải để trong bếp cho cả nhà cùng dùng, mà để trong tủ riêng của mẹ và mẹ sẽ không phải chia sẻ nó với ai cả.
Tôi cười toe toét khi nhấc hộp giấy ăn ra khỏi giá và tự tin đi tới quầy tính tiền, hoàn toàn hài lòng với kỹ năng chọn quà của mình. Thế nào mẹ cũng rất thích món quà này!
Đêm Giáng sinh đến, và mẹ tôi, người tốt nhất trên thế giới này, đã khóc hạnh phúc khi nhận món quà của tôi. Lúc đó, tôi có cảm tưởng như mẹ vừa nhận được một sợi dây chuyền ngọc trai chứ không phải chỉ là một hộp giấy ăn.
Thế là, vào năm 8 tuổi, tôi học được rằng để tặng quà cho một người đặc biệt thì bản thân món quà không phải là quan trọng nhất, mà là những suy nghĩ và quan tâm của mình, và bọc món quà bằng sự yêu thương.
Món quà lớn nhất
6:40 PM- Bà Annie bị một khối u làm cho mặt bà bị biến dạng - Mẹ nhấn mạnh.
Mẹ đã kể cho bà Annie nghe rất nhiều về chúng tôi, và bà Annie cũng từng nói chuyện với tôi qua điện thoại. Có vẻ bà rất vui khi tôi nói chuyện với bà. Nhưng bà nói:
- Rất nhiều trẻ con đều sợ khuôn mặt bà, bà sẽ hiểu nếu cháu không muốn đến thăm bà.
Tôi đã đấu tranh rất nhiều khi mẹ nói sẽ đưa chị em tôi tới nhà bà Annie. Mẹ bảo chúng tôi phải hiểu rằng những người bị bệnh hoặc khuyết tật cũng giống như những người bình thường khác - cảm xúc của họ cũng có thể bị tổn thương.
- David - Mẹ nói với cậu em 5 tuổi của tôi - Con có nhớ bộ phim về cậu bé có khuôn mặt bị biến dạng không?
- Có, mẹ ạ - David đáp, trong khi tôi hơi rùng mình - Con hiểu rồi mà.
- Khối u trông như thế nào ạ? - Tôi rụt rè hỏi mẹ. Có lẽ tôi không dũng cảm như David.
- Nó làm cho da mặt bà Annie bị co lại và bà nói chuyện rất khó khăn - Mẹ đáp - Con sẽ thấy khi con gặp bà ấy. Nhưng không có gì phải sợ. Chỉ có điều, các con phải nhớ rằng đừng có nhìn chăm chăm vào bà Annie. Đừng có nhìn như thế.
- Các con đã sẵn sàng chưa? - Mẹ hỏi lại khi dừng xe trước cửa nhà Annie.
- Sẵn sàng rồi ạ! - David đáp mạnh mẽ như trong quân đội - Con không sợ đâu, mẹ!
Còn tôi thì gật gật đầu, hơi co người lại một chút.
Chúng tôi bước vào phòng khách, nơi bà Annie đang ngồi trên ghế bành. Trên bàn, trước mặt bà là rất nhiều thư và thiệp. Tôi chững lại một chút, trông bà Annie đáng sợ hơn tôi tưởng - đáng sợ hơn cả trong phim “Mặt nạ” mà tôi từng xem. Mẹ đi đằng sau, nắm lấy vai tôi.
Bà Annie ngẩng lên nhìn chúng tôi, và tôi thấy khuôn mặt nhăn nheo của bà sáng bừng lên:
- Các cháu đến đấy à, bà mừng quá!
Tiếng nói của bà Annie rất khó nghe, và khi bà nói, miệng bà càng co lại, trông rất kỳ lạ.
Rồi một điều kỳ diệu xảy ra. David chạy ào lại chỗ ghế bà Annie, vòng tay ôm lấy bà và hôn chụt vào gò má nhăn thành từng nếp. Vừa mỉm cười, David vừa nhìn vào mắt bà Annie và nói:
- Cháu cũng rất vui được gặp bà. Bà có khoẻ không?
Ngay khi đó, tôi bỗng cảm thấy mình bé nhỏ hơn David rất nhiều. Và tôi cũng chạy lại chỗ bà Annie, ôm bà thật chặt.
Đó là khi tôi cảm thấy má tôi hơi ươn ướt dù không hề khóc. Nước mắt của bà Annie. Lúc đó, tôi biết rằng tôi và David đã tặng bà Annie một món quà lớn hơn nhiều so với chuyện giúp đỡ việc nhà. Món quà lớn nhất mà một người lớn có thể nhận được: một cái ôm thật chặt của một đứa trẻ.
Viết bởi Thục Hân (Dịch)
Điểm A
6:32 PMVới Amanda, cô em gái trong cặp sinh đôi, thì đúng là như vậy. Nó học rất nhanh và luôn được điểm cao. Nhưng với Eric, cậu em trai, thì tôi hiểu cuộc sống còn quá nhiều thử thách.
Tôi cố hết cách. Nào là giúp Eric làm bài mỗi tối, dẫn nó đến các câu lạc bộ thiếu nhi, mua sách và đĩa cho nó học. Nhưng dù Eric (và cả tôi) có cố đến đâu, Eric vẫn luôn chỉ nhận được điểm C, kèm theo rất nhiều thất vọng của tôi và nước mắt của Eric. Tôi trở nên thường xuyên cáu bẳn và khó chịu mỗi khi phải kèm Eric học. Có lẽ nó không có “gene học giỏi” giống như tôi và Amanda chăng?!
Năm Eric 16 tuổi, một lần khi chúng tôi đang ngồi chờ ba đi làm về thì có điện thoại. Ba tôi bị đau tim đột ngột và đã được đưa vào bệnh viện. Ba tôi là người quan trọng nhất trong cuộc sống của Eric trong suốt những năm qua. Mẹ thì bận túi bụi, còn tôi, chị của nó thì luôn có những bận bịu của riêng mình. Chỉ có ba dẫn Eric đi cắt tóc, đi ăn kem và cùng chơi bóng chày với nó. Ba là Người bạn số một của Eric.
Khi chúng tôi hớt hải chạy vào bệnh viện, tôi đã lo lắng đến mức không còn để ý gì tới xung quanh. Chỉ trong một giây, tôi nhận ra rằng Eric không còn đi bên cạnh tôi. Khắp hành lang bệnh viện toàn những người lạ. Rất nhiều người già, họ chống gậy hoặc ngồi trên xe lăn. Nhưng không thấy Eric đâu cả. Chưa bao giờ tôi giận Eric như thế. Đây không phải là lúc gia đình tôi có thời gian để đi tìm nó, hoặc quan tâm đến nó nhiều như bình thường!
Tôi chạy lộn lại hành lang để tìm Eric. Ngay chỗ cầu thang, tôi thấy Eric đang lăng xăng. Chưa kịp gọi Eric, tôi thấy nó cúi xuống bên cạnh một cô y tá đang cố gắng dìu hai bệnh nhân già.
- Em giúp chị được không? - Eric nói với cô y tá, trong khi đỡ tay một trong hai bệnh nhân, và trong khi cô y tá còn chưa kịp trả lời, Eric nói tiếp - Ba em luôn giúp em đi từng bước khi em còn bé. Em nghĩ ba sẽ vui khi biết em có thể giúp một người khác bước đi.
Kể từ khoảnh khắc đó, tôi biết tôi sẽ không bao giờ trách móc Eric vì những điểm kém ở trường nữa. Tôi sẽ không bao giờ kỳ vọng nó phải thay đổi theo ý tôi nữa, bởi vì con người mà tôi đang nhìn thấy tốt hơn rất nhiều so với con người mà tôi vẫn muốn nó trở thành. Không cuốn sách nào dạy Eric làm điều mà nó đang làm. Và không có thang điểm nào để chấm.
Bây giờ Eric đã 20 tuổi. Điểm số của nó vẫn không cao, nhưng nó đang giúp việc ở bệnh viện gần nhà, tiếp tục mở rộng tình yêu thương và lòng quan tâm tới mọi người của mình. Đúng như Eric nói, ba tôi rất vui khi Eric giúp đỡ những người khác, dù nó chẳng bao giờ được điểm A. Mà có lẽ khi một người làm hết sức mình, người đó xứng đáng một điểm A của trái tim, dành cho trái tim.
Viết bởi Thục Hân (Dịch)
Niềm vui giáng sinh
6:29 PMNhưng bố như quên béng mất tôi, lo thu dọn vài thứ như chuẩn bị ra ngoài. Nhưng tôi cũng chẳng bận tâm. Tôi còn đang bận đau khổ mà.
Nhưng bỗng bố quay lại bảo tôi:
- Matt! Mặc ấm vào, đi với bố!
Lại còn thế nữa! Mặt tôi xị ra! Ra đến ngoài, tôi càng thất vọng hơn. Chiếc ôtô tải cũ của bố, đã được chuẩn bị sẵn. Thế nghĩa là chuyến đi sẽ không nhanh như tôi hy vọng. Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, tôi hỏi:
- Bố, chúng ta đi đâu vậy?
- Dạo này con có ghé nhà bà goá Jensen không? - Bố tôi hỏi.
Bà Jensen sống cách nhà tôi khoảng 3km. Chồng bà ấy mất năm ngoái và bà ấy có 3 đứa con, đứa lớn nhất mới 8 tuổi, học cùng trường tôi.
- Sao ạ? - Tôi ngập ngừng hỏi.
- Bố vừa ghé qua nhà bà ấy, họ lạnh lắm. Bố tính mang cho họ ít củi!
Trong kho có rất nhiều củi bố mua dự trữ. Bố bắt tôi bê củi chất đầy xe, tới mức tôi cảm tưởng chiếc xe sắp lật. Sau cùng bố còn cố chất lên xe thêm hai túi bột mỳ và thịt đông lạnh. Và một cái túi khác nhỏ hơn.
- Có gì thế ạ? - Tôi tò mò.
- Giày. Bọn trẻ nhà Jensen hỏng hết giày rồi. Và một ít kẹo nữa. Sẽ không phải là Giáng sinh nếu trẻ con không có quà!
Ra là thế. Gia đình tôi cũng có giàu có gì đâu. Bây giờ lại càng thảm hơn, đến trong kho cũng chỉ còn một ít củi. Bố mẹ còn không có đủ tiền mua cho tôi một khẩu súng nước, thế thì tại sao bố còn mua kẹo và giày cho bọn trẻ nhà Jensen?!
Cuối cùng, cũng tới nơi. Bố dỡ củi và các túi lớn trên xe xuống một cách lặng lẽ hết sức có thể. Chúng tôi gõ cửa.
- Ai đó? - Có tiếng hỏi.
- Bà Jensen, tôi đây! - Bố nói to - Tôi đến cùng con trai tôi. Chúng tôi vào một chút được không?
Bà Jensen mở cửa. Những đứa trẻ quấn chăn quanh người và ngồi co ro cạnh cái lò sưởi với ngọn lửa bé tí tẹo.
- Chúng tôi mang tới đây vài thứ - Bố nói và bắt đầu bê mọi thứ vào nhà. Tôi để túi bột mỳ lên bàn.
Bà Jensen mở túi giày một cách ngần ngại, và lấy ra từng chiếc một. Có một đôi giày cho bà Jensen và 3 đôi cho 3 đứa trẻ. Bà Jensen cắn chặt môi, rồi oà lên khóc. Bà nhìn bố chăm chú, rồi nhìn tôi. Bọn trẻ bắt đầu cười khúc khích khi bố đưa kẹo.
Trong suốt những năm sau đó, mỗi khi ngồi bên lò sưởi mùa Giáng sinh, tôi đều nhớ lại đêm Giáng sinh năm 15 tuổi, lại cảm thấy rõ niềm vui khi đi cùng bố trên đường về nhà. Bố đã cho tôi món quà lớn gấp nhiều lần khẩu súng nước, đó là niềm vui thật sự của mùa Giáng sinh.
Viết bởi Thục Hân (Dịch)
Ai đóng gói chiếc dù của bạn?
6:35 PMSau nhiều lần lái máy bay trực thăng và các loại máy bay khác rất thuần thục, nhưng một lần rủi ro đã xảy ra. Chiếc máy bay Plumb lái bị trục trặc. Plumb thoát được ra ngoài và nhảy dù. Anh đã tiếp đất an toàn. Plumb còn lái máy bay nhiều năm nữa và hiện nay là diễn giả thường thuyết giảng trước các sinh viên. Trong những bài nói chuyện của mình, ông cũng hay nhắc tới kinh nghiệm đó...
Một ngày, khi Plumb và vợ đang ngồi trong một tiệm ăn, thì một người đàn ông ăn mặc giản dị từ bàn bên cạnh lại gần và nói:
- Chào anh, anh là anh Plumb đây mà! Anh thường lái máy bay trực thăng. Máy bay của anh có lần còn bị trục trặc...
- Làm sao anh biết tất cả những điều đó? - Plumb hỏi.
- Tôi đã đóng gói chiếc dù của anh hồi tôi còn làm cùng anh trong Hải quân... - Người đàn ông đáp.
Plumb tròn mắt vì ngạc nhiên và đầy biết ơn. Người đàn ông kia nắm tay ông lắc lắc và mỉm cười: "Tôi rất mừng, vì hẳn là chiếc dù đã hoạt động tốt".
- Chắc chắn rồi - Plumb khẳng định - Nếu chiếc dù không hoạt động thì hôm nay tôi đã không thể có mặt ở đây.
Đêm hôm đó, Plumb không ngủ được, cứ nghĩ đến người đàn ông trong tiệm ăn. Ông nói tiếp trong bài nói chuyện của mình:
"Tôi cứ tự hỏi người đàn ông đó trông thế nào trong bộ đồng phục hải quân. Tôi cũng tự hỏi mình có thể đã nhìn thấy anh ta bao nhiêu lần mà thậm chí chưa một lần nói câu chào, câu hỏi anh có khoẻ không hay bất kỳ một điều gì khác, chỉ bởi vì tôi là một cơ trưởng cao cấp, còn anh ta chỉ làm công việc của một công nhân. Tôi cũng nghĩ hẳn người đàn ông đó đã dành rất nhiều thời gian trong cuộc sống
của mình, ngồi cặm cụi ở chiếc bàn gỗ dài, cẩn thận gấp và đóng gói những chiếc dù đúng quy cách, để đảm bảo nó sẽ hoạt động theo cách thuận lợi nhất. Và anh ta thậm chí còn lo lắng, bồn chồn trước sự an nguy của những người thậm chí không cần biết đến anh ta".
- Mỗi ngày - Plumb kết luận với các sinh vien - Hãy nghĩ xem ai là người đóng gói chiêc dù của bạn? Vì mỗi người đều có một ai đó trao tặng cho mình những gì cần thiết để vượt qua những khó khăn. Đó là những chiếc dù đủ loại: chiếc dù về thể chất do mẹ bạn làm qua những bữa ăn ngon miệng, những lời nhắc đi ngủ đúng giờ; chiếc dù tinh thần do cha mẹ, thầy cô làm qua những lời an ủi, động viên...; chiếc dù cảm xúc có thể do bạn bè làm qua những niềm vui, ngay thậm chí người quét dọn trong trường học này cũng làm cho các bạn một chiếc dù, để tạo điều kiện cho các bạn được học tập trong môi trường vệ sinh nhất... Tất cả những sự giúp đỡ đó đều nhằm bảo vệ chúng ta đến mức tối đa trong cuộc sống này.
Khi bạn đi qua một ngày, một tuần, một tháng, một năm..., hãy nghĩ tới những người "đóng gói những chiếc dù" cho mình...
Viết bởi Thục Hân (dịch)
Bàn thắng của Mikey
11:14 PMKhi chỉ còn khoảng 10 giây nữa, quả bóng lăn tới trước mặt một đồng đội của em trai tôi - cậu bé Mikey. Mọi người cùng kêu lên: "Đá đi, đá đi, Mikey!" và ngay lập tức, Mikey quay người, sút cật lực! Mikey đã ghi bàn!
Mọi người ồ lên rồi chợt im lặng. Mikey đã ghi bàn, nhưng là vào lưới đội mình, làm cho trận đấu trở thành tỷ số hoà. Nhưng trong một khoảnh khắc, tất cả mọi người đều không biết nên làm thế nào. Vì Mikey bị hội chứng down và cậu bé không biết thế nào là "đá phản lưới nhà". Cậu bé cho rằng tất cả các bàn thắng đều cần được chúc mừng bằng cách ôm các đồng đội. Và thực ra, Mikey cũng "nổi tiếng" với việc... ôm chúc mừng cả cầu thủ đội bạn khi họ ghi bàn vào lưới đội mình. Sự im lặng cuối cùng bị phá vỡ khi Mikey, với khuôn mặt tràn ngập niềm vui, ôm chầm lấy em trai tôi và kêu lên:
- Tớ ghi bàn rồi! Tớ ghi bàn rồi! Tất cả mọi người đều chiến thắng!
Tôi sững người, nín thở, không biết em trai tôi sẽ phản ứng thế nào. Đó là một thằng bé thẳng thắn và nóng tính. Nó lại là đội trưởng đội bóng.
Nhưng lẽ ra tôi không cần phải lo lắng. Tôi thấy em trai tôi ôm chầm lấy Mikey và kêu to: "Tuyệt lắm Mikey! Cậu tuyệt lắm!". Ngay lập tức, cầu thủ cả hai đội đều vây quanh Mikey, chúc mừng cậu bé về bàn thắng.
Tối hôm đó, khi bố mẹ tôi hỏi đội nào thắng, tôi mỉm cười và đáp: "Tỷ số hoà. Tất cả mọi người đều chiến thắng!".
Viết bởi Kim Kane
Những phụ nữ lau sàn
6:48 PMTôi là cháu của bà tôi, một phụ nữ goá chồng, không biết tiếng Anh, lựa chọn duy nhất là phải gửi con ở lại nhà để đi làm giúp việc, không ngại quỳ gối, cúi mặt lau sàn suốt ngày, chỉ để con cái mình có thể đứng thẳng trong các trường học. Tôi là con gái của mẹ tôi, cũng là một người lau sàn, dù vậy luôn tươi cười dù là sau một ngày làm việc cực nhọc...
Tôi biết con đường duy nhất của tôi là học. Nhưng ở trường học, ngày đầu tiên tôi đã bị dần cho một trận chỉ vì tôi là người da màu. Lúc học trung học, tôi là một cô bé luôn sợ hãi. Năm đầu tiên tôi là sinh viên, cô bạn cùng phòng đã yêu cầu nhà trường cho chuyển phòng khác vì không muốn ở chung với "một con bé da màu".
Ra trường, tôi làm một nhân viên ở quầy dịch vụ khách hàng tại một công ty sản xuất ô và túi xách. Công việc kinh doanh làm tôi thật sự say mê: những vòng quay của con người và sản phẩm, những thăng trầm, những chu trình tạo nên sản phẩm đẹp đẽ từ những thứ tưởng như không là gì cả. Và tôi quyết định xin sang bên kinh doanh, nhưng công ty từ chối. Không chịu bỏ cuộc, tôi xin nghỉ phép một ngày để liên hệ với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, và bằng khả năng thuyết phục của mình tôi đã có một hợp đồng khổng lồ. Tôi mang hợp đồng tới công ty, gặp tổng giám đốc nhắc lại yêu cầu của mình. Lần này họ đã đồng ý.
Vài năm sau, tôi được đề bạt làm điều hành tài chính kế toán và được tự quản lý một ngạch kinh doanh riêng. So với bạn bè cùng lứa, tôi kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng với một mục tiêu rõ ràng, nên tôi vẫn sống rất tiết kiệm. Vài năm sau, tôi có đủ tiền để "ra riêng", trở thành một doanh nhân chính hiệu, nhưng... không có lương. Lúc đầu, tôi thua lỗ, nhưng tôi không để những thất bại đó ảnh hưởng đến tinh thần của mình. Tôi vẫn làm những gì mà tôi cảm thấy cần.
ở tuổi 35, tôi có 3 đứa con xinh xắn, là người sáng lập và sở hữu duy nhất của một công ty kinh doanh trị giá nhiều triệu đôla, công ty Umbrella Plus.
Vì sao tôi thành công? Bạn có thể nói là do tôi thông minh và đầy nỗ lực. Nhưng tôi thì tin rằng đó là bởi trong tôi, đang chảy dòng máu của bà tôi, mẹ tôi - những người phụ nữ bình dị nhưng kiên cường.
Đến tận bây giờ, mỗi khi cảm thấy muốn bỏ cuộc, tôi lại nhìn ngay xuống sàn gạch bóng loáng dưới chân mình, và tôi nhớ đến bà và mẹ tôi, những người lau sàn. Tôi lại nghĩ đến các con tôi và cả các con của chúng sau này nữa... Liệu tôi có thể truyền được cho chúng tinh thần kiên cường của những người phụ nữ đã suốt đời lau sàn nhà để những thế hệ sau có cơ hội được toả sáng? Và tôi nghĩ mình phải làm được.
Viết bởi Deborah Rosado Shaw - Thục Hân (dịch)
Tình yêu dành cho Beau
11:42 PMChú chó chăn cừu giống Đức thường bỏ chạy sang nhà hàng xóm - nơi người ta cho nó ăn và chơi với nó, rồi gọi chủ nó sang dẫn về. Những người chủ có lẽ đối xử với nó rất tệ, vì rõ ràng chú chó không bao giờ có vẻ hài lòng khi chủ dẫn về. Gần đây, trông nó càng xơ xác. Lông nó xù ra và nó gầy rộc đi.
Rồi một hôm, khi chủ của Beau trả lời cộc cằn qua điện thoại: “Mặc xác nó!”, nhà hàng xóm đành gọi điện cho trại động vật hoang, nơi tôi làm việc.
Khi tôi đến, chú chó đang ngồi ngoài sân cùng mấy đứa trẻ, nhưng không chơi đùa gì cả, chỉ nhìn ra phố, đầy lo lắng.
Nó là một chú chó đẹp, dù có khuôn mặt buồn bã và thân hình xơ xác. Và nó lặng lẽ nhảy ngay lên xe tôi khi được bảo.
Tôi tạm đưa Beau về nhà, vì lúc ấy trời đã muộn. Khi tôi mở cửa xe, thật ngạc nhiên, chú chó nhảy ngay vào lòng Larry, anh trai tôi. “Anh sẽ giữ nó” - Larry bỗng quyết định. Đây là một quyết định lạ lùng vì từ khi chú chó yêu quý nhất của anh ấy, tên là Marc, đã chết, và anh ấy bảo không bao giờ có một chú chó nào thay thế được Marc nữa.
Thế là Beau gia nhập gia đình tôi. Lúc đầu, đây là chuyện không dễ dàng. Nó rất gầy và ốm yếu, lại không chịu ăn. Cơ thể đã như vậy, nhưng vấn đề về hành vi càng đáng lo hơn. Nó thường xuyên quậy tung nhà rồi đứng chực ở cửa, chỉ chờ mở là lao ra ngoài.
Và điều tệ hơn nữa là Beau rất không có hứng thú với con người. Nó chơi với những chú chó khác, nhưng không chơi với chúng tôi. Tôi cho rằng chó chăn cừu của Đức thường như thế, nên chẳng bận tâm. Còn Larry thì khác. Anh ấy có vẻ thất vọng và rất buồn.
Qua thời gian, Beau bắt đầu khoẻ lên, ăn nhiều và lên cân. Trông nó đẹp đến mức khi đi ngoài phố, nhiều người hỏi chúng tôi mua nó ở đâu. Tuy nó đã quen với mọi người, nhưng dường như trái tim của Beau vẫn đóng kín. Nó không bao giờ tỏ ra thương yêu ai trong số những “người bạn hai chân” trong gia đình tôi.
Chúng tôi nên làm thế nào? Chúng tôi đã cố gắng yêu thương nó, nhưng ánh mắt nó không bao giờ có niềm vui cả.
Riêng Larry không mất kiên nhẫn. Anh ấy ném bóng và gậy, dạy Beau đi tìm. Anh ấy dẫn Beau ra công viên thường xuyên. Beau bắt đầu có phản ứng: Nó rên ư ử mỗi khi Larry ra khỏi nhà mà không cho nó đi cùng.
Bây giờ chúng tôi gọi nó là “Beau khoá dính” - vì nó cứ dính chặt lấy Larry. Mỗi sáng khi tỉnh dậy, Beau chạy lung tung quanh nhà cho đến khi có ai vuốt tai nó, để rồi nó hài lòng nằm xuống đất và gối đầu lên chân người đó khi người đó ngồi vào bàn ăn sáng. Rõ ràng chú chó xinh đẹp này cho chúng tôi biết rằng nó đã sẵn sàng mở lòng để yêu thương.
Sau nhiều năm, Beau vẫn sống với gia đình chúng tôi và trở thành một người bạn thân thiết. Beau biết rằng cuộc sống bao giờ cũng đẹp khi bạn được sống với những người bạn yêu thương, và bạn được yêu thương.
Viết bởi Carol Kline - Thục Hân (Dịch)
Giveaway of the Day -
System Requirements: | |
---|---|
Publisher: | |
Homepage: | |
File Size: | |
Price: |