Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc
9:28 AM
Nguyễn Hồng Sơn |
TT - Đã từng kinh qua các vị trí quan trọng cho Tập đoàn kiểm toán quốc tế KPMG tại VN, Tập đoàn Cargill VN và bây giờ là giám đốc tài chính của Tập đoàn ACE Life VN. Con người này lại xuất thân từ một công việc “lạ lùng”: giặt khăn trải giường suốt năm năm trời!
Nếu không có một tố chất đặc biệt và sự vươn lên mãnh liệt thì Nguyễn Hồng Sơn đã chẳng thể đạt được vị trí như hôm nay với mức lương mỗi năm tương đương giá của một căn hộ cao cấp khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, khi mới tròn 36 tuổi.
Dấu vết nhọc nhằn
Xòe hai bàn tay ra trước mặt chúng tôi, bàn tay to còn hằn những vết chai sần nổi thành từng cục, Nguyễn Hồng Sơn, giám đốc tài chính của Tập đoàn ACE Life VN, nói trong hồi tưởng: “Tay tôi thì chai cứng còn chân thì phong thấp hành hạ bao năm, lúc nào tôi cũng sợ trúng gió sau một lần suýt chết trong phòng giặt. Tất cả đều là những kỷ niệm mà tôi chẳng bao giờ quên.
Tôi vào Sài Gòn học tài chính, sinh viên từ quê ra mà, biết làm gì để trang trải cuộc sống đây, may lúc đó có người quen xin cho tôi một chân giặt giũ trong khách sạn. Đó là những ngày rất dài và cơ cực, suốt ngày ngâm mình trong nước, trong xà phòng và ngập trong những tấm trải giường đủ để cả người rộp lên vì nước ăn. Sau đó trở về chỗ trọ bé xíu mà tôi chỉ đủ tiền để thuê... cái hành lang, nằm xuống là không cựa quậy gì được vì thân xác rã rời…”.
Vậy mà Sơn học giỏi! Sơn luôn tin một điều rằng dù ở môi trường nào, thử thách nào mình cũng phải nằm trong số những người giỏi nhất lớp.
Sau đợt thực tập, một công ty in đã “xem giò, xem cẳng” và nhận Sơn vào làm kế toán. Đó là tháng 7-1991, Sơn được ở lại Sài Gòn, dù cho mức lương ngày ấy không đủ xoay chuyển tình thế của một sinh viên nghèo. Sáng đi làm ở công ty, tối về Sơn vẫn phải tiếp tục đi giặt thêm mới đủ sống. Cái đói, cái cực đã làm Sơn ngã gục. Sau này nhiều nhân viên khách sạn mà Sơn đi giặt thuê kể lại rằng: “Cậu ấy bị trúng gió, khủng khiếp lắm, lăn đùng ra trong phòng giặt, mình mẩy tím ngắt, tụi tôi cứ nghĩ là cậu ấy chết rồi chứ!”.
Nguyễn Hồng Sơn sinh năm 1969 tại Quảng Ninh, Quảng Bình. Tốt nghiệp khoa tài chính Đại học Kinh tế TP.HCM. Từng làm kế toán tại Công ty In số 2, TP.HCM; thủ kho của Ajinomoto; chủ nhiệm kiểm toán tại KPMG VN và KPMG Mỹ; giám đốc tài chính của Tập đoàn thức ăn gia súc Cargill VN và hiện là giám đốc tài chính của Tập đoàn bảo hiểm ACE Life VN. |
Hồi tỉnh sau cơn bạo bệnh, Sơn nghĩ lại: không thể lao đầu vào mọi thứ bất cần thân thể để kiếm tiền rồi đổ bệnh, có khi không còn mạng nữa chứ đừng nói tới tương lai! Sơn quyết định phải thoát ra khỏi cuộc sống ấy, xin vào làm ở chỗ một người bạn thân: một chân thủ kho cho công ty bột ngọt.
“Cái thời ấy cũng lạ, đi làm người giữ kho mà suốt ngày phải vật lộn với một đống bảng biểu, số liệu... cao vượt mặt theo những công thức chán ngắt. Lúc đó tôi tự hỏi: tại sao người ta không có một chương trình nào có thể tự quản lý những thứ này thay cho việc cặm cụi ngồi tính tính, toán toán. Rồi tôi tự trả lời, không có sẵn thì mình tạo ra, còn không biết tạo thì mình đi học, phải công nhận lúc đó tôi liều mạng thật!...” - Sơn nhớ lại.
Anh xin vào thẳng lớp học lập trình nâng cao dù chỉ mới “a,b,c…” về tin học. Thế mà cũng học được, rồi về vật vã với những hàm, những biến của Foxpro để rồi cuối cùng cho ra được một phần mềm quản lý kho cho công ty.
“Nhưng oái oăm là sau khi có phần mềm quản lý, có máy làm thay mình rồi thì mình đâm ra rảnh rỗi. Ngồi cả ngày mà không có việc gì để làm, cứ ngồi ngáp ngắn ngáp dài và nghĩ ngợi lung tung, nghĩ về cuộc sống, về những giấc mơ... Quá nhiều ước mơ phía trước mà bây giờ lại đi ngồi ngáp vặt chờ ăn lương thôi sao! Đời trai như thế nhục không chịu được…”.
Sơn bỏ việc và… vác đơn đi xin việc khác, nộp hơn 50 bộ hồ sơ xin việc, 30 lần được mời đi phỏng vấn, có lần vào đến vòng “chung kết” nhưng “trời ơi”, người ta lại tuyển Sơn làm... thủ kho! “Cho dù có phải quay lại với cái nghề giặt giũ đến bã cả da, bủng cả người, trúng gió lăn quay để có tiền đi học một nghề gì khác thì tôi cũng chịu, tôi không thể trở lại cái nghề thủ kho chết tiệt này nữa!” - Sơn cương quyết.
Để giấc mơ thành sự thật
Thời chiến tranh, cha Sơn thoát ly theo cách mạng, mẹ anh một nách nuôi tám đứa con với khoai lang, củ mài và mọi thứ bà kiếm được. Vậy mà cuộc chiến khốc liệt cũng tàn nhẫn quét bay ngôi nhà bé nhỏ. Từ Quảng Bình, gia đình Sơn chạy vào Huế. Đến năm 1982, người bố trở về và... “chia quân”. Bốn con theo cha vào Biên Hòa, Đồng Nai tiếp tục công việc của một cán bộ khí tượng thủy văn, bốn con ở lại Huế với mẹ với công việc kế toán nông nghiệp. “Cái thời ở Biên Hòa ấy, năm bố con mơ ngày mơ đêm có được một chiếc xe đạp. Làm gì có tiền mà mua, cha tôi đi nhặt đâu đó được một cái khung xe, rồi suốt mấy tháng trời xin chỗ này vài món, đổi chỗ kia vài phụ tùng, vậy mà cũng ra một cái xe đạp để cả nhà cùng đi. Ngày ấy tôi mê vẽ nhưng không có tiền nên thôi. Ngày ấy tôi mê các mạch điện tử nhưng không có tiền nên cũng thôi. Đành ở nhà…”. Nhưng Sơn không thể an phận, vượt lên mọi nhọc nhằn của cuộc sống đã như là điều kiện “bẩm sinh” để anh tồn tại. |
Nhiệm vụ đầu tiên của Sơn là tháp tùng sếp bay ra Đà Nẵng, sau này Sơn thú thật: “Toát mồ hôi vì sướng và vì lần đầu tiên trong đời được đi máy bay!”. Ra đến nơi, sếp bảo: “Tôi bảo gì anh làm nấy thôi, không được hỏi”. Sơn gật đầu. Thế là Sơn làm... thiên lôi. Lần đầu tiên bước chân vào ngành kiểm toán, được xem sổ sách của người khác cũng có những thú vị là lạ. Và tuyệt diệu nhất là khi về nhà, sếp gọi vào để thực hiện “tiết mục” hỏi và đáp. Tất cả mọi ấm ức, thắc mắc, băn khoăn lẫn tò mò được dịp bày tỏ, Sơn như một người bị lạc vào một thế giới sương mù.
“Hầu như tất cả kinh nghiệm về kế toán, về tài chính của mình trong thời gian trước đều không thể ứng dụng được”. Sơn biết kiến thức về tài chính mà anh và nhiều sinh viên khác đã học qua là quá ít ỏi so với một thực tế như đại dương mênh mông của nghề nghiệp. Sơn đăng ký đi học, lấy thêm bằng kế toán Mỹ, học kiểm toán viên...
“Được cái là công ty có nhiều sách vở, tài liệu cho mình nghiên cứu và tiếng Anh của tôi cũng đang khá dần lên nên tiếp thu khá nhanh”. Bước thăng tiến nghề nghiệp bắt đầu mở ra trước mắt anh thủ kho ngày nào...
Rồi cũng có ngày anh được ra “đại dương”, công ty cử Sơn sang Mỹ làm việc hai năm. Trước là để học tập kinh nghiệm, sau là để dọn đường cho những thành viên khác sang thực tập tại công ty mẹ... Sơn không ngất ngây trước sự tráng lệ, không ngộp trước nền tài chính khổng lồ của thế giới, nhưng cái thú nhất của anh trong những ngày ở Mỹ là “được phân công làm sếp một số người Mỹ mắt xanh da trắng ở Chicago, đối với tính cách Mỹ điều này không dễ dàng chút nào, họ vẫn nhìn mình đầy nghi ngờ.
Sau đó rất lâu họ mới thật sự tâm phục khẩu phục sau những gì mình chứng minh được trong công việc. Tôi có một tâm niệm trong chuyến thử thách này: mình phải làm thật giỏi và phải mang về được một chứng nhận chuyên nghiệp trong công việc...”. Và Sơn đã thực hiện được tâm niệm đó với tấm bằng kiểm toán viên quốc tế...
Từ chối mọi đề nghị ở lại Mỹ làm việc, Sơn quay về nước nhưng KPMG thay đổi cơ cấu điều hành, Sơn sang làm cho Cargill VN với chức danh giám đốc tài chính.
“Có lẽ mọi giấc mơ của tôi sẽ dừng lại ở Cargill nếu ACE Life không xuất hiện. Tôi bị thuyết phục bởi một yếu tố ở tập đoàn mới này: công ty Việt, nhân lực Việt và văn hóa Việt, chỉ duy có cái tên và vốn là của Mỹ”. Một công việc mới, thử thách mới nhưng thú vị đang chờ đón con người nghị lực này...
Trầm ngâm trong căn phòng làm việc, xoay xoay chiếc nhẫn cưới trên tay, Nguyễn Hồng Sơn thổ lộ chuyện riêng tư: “Đến giờ tôi mới có thể thực hiện khát vọng lớn nhất cuộc đời mình: xây cho gia đình một mái nhà thật khang trang. Ngày xưa nghèo khó quá, anh chị em suốt ngày cứ chí chóe giành nhau từng miếng ăn. Lớn một chút thì ly tán. Rồi tôi lại đi học xa, đi làm xa... Tôi muốn gầy dựng một chốn bình yên cho cha mẹ, anh chị em sum họp với nhau, quây quần đoàn tụ như ngày xưa, cái ngày mà người làng cứ bảo gia đình tôi được phong danh hiệu... đông con nhất làng”!
Làm việc hết mình, chơi hết ga, chàng trai trẻ như người dư năng lượng. Có người cũng bảo anh vậy, rằng anh mắc “bệnh” - bệnh khao khát nghề nghiệp.
29 tuổi, anh đang làm một nghề “độc đáo và nghiêm túc”...
TIẾN HÙNG - TRẦN NGUYÊN
tuổi trẻ online
Ra đi để mang về...
12:27 AMHọc ĐH Kinh tế và đi… rửa chén!
Nhìn Ngọc Hà khó mà đoán được tuổi cô, những nhà báo nước ngoài khi nghe giới thiệu cô là tổng giám đốc đều ngạc nhiên kêu: “Wow, sao cô nhỏ thế?”. Nhỏ bao nhiêu không biết, chỉ biết rằng con đường cô đã đi qua là một con đường lớn và dài, cô đã tự mình vượt qua một cách thông minh và táo bạo cách đây 11 năm.
Gặp cô trong một góc quán cà phê. Bằng một giọng nói khá quyết đoán, Ngọc Hà kể về cái ngày cô bị bạn bè, gia đình bảo “điên” khi chuẩn bị tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh Trường đại học Kinh tế TP.HCM lại đi xin việc tại khách sạn nổi Sài Gòn (Saigon Floating Hotel). Mà làm gì cơ? Cô bảo: làm phục vụ.
Nói cho sang chứ thật ra công việc Ngọc Hà được phân công là rửa ly, rửa chén dưới bếp tầng hầm, cả ba tháng trời làm việc thực tập sinh mà chỉ được “ló mặt” lên nhà hàng có vài ba lần. Vậy mà mỗi lần nhắc đến công việc ngày xưa này, Ngọc Hà đều khen là “hấp dẫn” bởi nơi đây có phong cách chuyên nghiệp trong huấn luyện và quản lý nhân viên. Từ việc nhỏ nhất như cách cầm chiếc khay cho tới sắp đặt muỗng nĩa từng loại món ăn, chính xác đến từng inch và người quản lý có thể điều hành, quan sát nhân viên thuộc cấp ở mọi góc độ…
Thật ra Ngọc Hà không “điên” như mọi người tưởng, việc cô xuống nơi này làm còn có một điều bí mật: trước đó cô phát hiện dưới tầng hầm của khách sạn nổi có một thư viện với đầy đủ các loại sách về quản lý khách sạn, nhà hàng... Đó là “cẩm nang” của cả một nền công nghiệp ẩm thực.
Hà bảo: “Ngay từ lúc chọn cách đi rửa chén, rửa ly, tôi đã quyết định đến với nghề này một cách nghiêm túc nhất, ở đẳng cấp cao nhất”. Mỗi lúc xong ca, người ta nhanh chân ra về, Ngọc Hà lại lủi xuống tầng hầm và đọc say sưa tất cả. Những cuốn sách mở ra một chân trời quá mới, nói rằng nghề phục vụ đâu chỉ là bưng bê mà là cả một qui trình công nghiệp về quản lý. Rồi những tờ báo mà khách hàng đọc và vứt vào sọt rác, Ngọc Hà cũng lượm mang về nhà đọc. Những ý tưởng ấp ủ cứ lớn dần trong đầu cô.
Hết ba tháng làm thực tập dưới bếp, giám đốc ẩm thực hỏi: “Cô có muốn làm việc ở đây?”. Ngọc Hà gật đầu nhưng bảo: “Để ra trường đã, giờ phải viết báo cáo thực tập”. Ra trường, cô quyết định vào làm phục vụ chính thức.
Ngọc Hà cặm cụi đi con đường của mình: luôn tới trước giờ lên ca 15 phút, chỉnh đốn trang phục, xòe tay để kiểm tra rồi bước vào nhà hàng chụp lấy cái khay như một “vật bất ly thân”, vừa làm vừa xem xét những qui trình đã hết sức chặt chẽ này thể nào cũng còn chỗ cho mình cải tiến. “Người ta chỉ trông hết tám tiếng làm việc là về nhà nghỉ ngơi, đi chơi, mua sắm..., còn Hà thì bỏ ra nhiều thời gian hơn thế để suy nghĩ về công việc bởi Hà say mê nó”.
Cho tới một ngày, có một vị khách lạ cứ nằng nặc hỏi tên Hà: “Tôi thấy cô nói tiếng Anh quá tốt, muốn biết tên thôi”. Sau đó, ông này về nước và viết một bức thư gửi lời cảm ơn tới tổng giám đốc khách sạn. Đó là một vị khách VIP - tổng giám đốc Tập đoàn American Bank. Vị tổng giám đốc khách sạn nổi cho gọi Ngọc Hà lên và gửi một thư cảm ơn khác: “Sự khen ngợi mà khách hàng dành cho cô là sự thành công của công ty. Xin cảm ơn!”. Cô phục vụ hơi bối rối, trả lời đơn giản: “Chỉ là nhiệm vụ của tôi và tôi đã làm tốt thôi!”. Cô khá nổi tiếng từ bữa đó!
Sau một năm làm phục vụ, Ngọc Hà lên chức tổ trưởng giám sát và ba năm sau cô chuẩn bị nhận quyết định làm quản lý nhà hàng thì một vị khách lạ xuất hiện…
Ra đi và mang về…
Lê Thị Ngọc Hà sinh tại TP.HCM, tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 1994. Hà có một lượng bằng cấp, giấy chứng nhận và thư biểu dương đáng nể: thạc sĩ ẩm thực tại Trường Quản lý nhà hàng Thụy Sĩ; khoa quản trị dự án du lịch tại Đại học Manchester, Anh; khóa học quản trị cao cấp tại Đại học cộng đồng New York, Mỹ. Hiện nay, Hà đang là giám đốc ẩm thực của chuỗi nhà hàng Nam Phan, Nam Kha và Au manoir de Khai. Hà khẳng định: “Đến tháng sau, tôi sẽ là tổng giám đốc Khaisilk”. |
Đó là một người Singapore, ông ngồi ăn, quan sát chăm chú, rồi đột nhiên gọi người phục vụ lại và hỏi: “Cô có thích đi Singapore học không? Tập đoàn Amara sắp mở một khách sạn lớn ở TP.HCM”. Người khách ấy là ông Lee Weng Kee, chủ tịch hội đồng quản trị của Amara.
Ngọc Hà nhớ thời thực tập cô cũng từng một lần nghe chính ông khách này hỏi một điều tương tự nhưng đã phải từ chối ngay vì… sợ. Lần này, sợ bị từ chối nữa, ông Lee gửi ngay một số điện thoại bảo sáng hôm sau sẽ có giám đốc nhân sự Amara bay từ Singapore sang, cô nên đến gặp.
Amara là tập đoàn khách sạn quốc tế lớn thứ ba đang đầu tư ở VN lúc đó. Giám đốc nhân sự nói với cô về cơ hội của đợt huấn luyện cuối cùng tại Singapore. Ngọc Hà xin thêm thời gian suy nghĩ. Buổi chiều, người của Amara gọi điện đến nhà cô đề nghị gửi hình để làm passport. Vậy là đi Sing!
Sáu tháng trời ở Singapore mở ra cho cô một chân trời lớn hơn: đất nước đảo quốc nhỏ bé này có nền công nghiệp khách sạn đi trước Sài Gòn chừng mấy chục năm. Những điều đọc trong sách vở, bây giờ cô đã sờ mó được rồi. Người ta dạy cho Ngọc Hà tất cả: từ cách quản lý nhà hàng, bar, nhân sự, tính giá...
Cô còn tranh thủ xin học thêm tại trường dạy nghiệp vụ khách sạn nổi tiếng ở Sing là Shatec. Ngọc Hà bây giờ như đã chạm được những nấc đầu tiên của những hoạch định riêng cho mình. Cô ký hợp đồng ba năm với khách sạn Amara trong chức danh trợ lý giám đốc ẩm thực - phụ trách hội thảo, hội nghị. Sau đó Hà lần lượt làm giám đốc kinh doanh tiếp thị, trợ lý giám đốc bộ phận kinh doanh (phụ trách phần chiến lược phát triển).
Thời điểm của năm 1998, Ngọc Hà là một trong những người đầu tiên thực hiện các chương trình tạo sự kiện với vai trò của một PR. Cô thách thức: “Nếu tôi làm đạt doanh thu được giao, nhân viên tôi được gì?”. Kết quả, nhân viên cô lúc nào cũng được hưởng lương tháng 14, còn cô hưởng tới tháng lương thứ... 15. Thời điểm đó các công ty đua nhau tổ chức hội nghị, hội thảo ở các khách sạn khu vực trung tâm, còn Ngọc Hà thì biến Amara thành trung tâm tổ chức tiệc cưới, tổ chức các sự kiện cho các công ty với giá... không thấp một chút nào.
Sau ba năm, một lần nữa Ngọc Hà quyết định đi học tiếp. Không thể nào chấp nhận cảnh người Việt dù cố gắng cỡ nào cũng chỉ vươn tới vai trò giám đốc kinh doanh tiếp thị! Và trường cô chọn là Swiss Hotel Management School - một trường đại học danh tiếng của Thụy Sĩ mà bất kỳ giám đốc khách sạn nào cũng mơ ước được vào học nơi đó. Cô muốn có một bằng thạc sĩ ngành ẩm thực!
Số tiền 30.000 USD học phí lẽ ra đủ để Ngọc Hà mở một doanh nghiệp riêng, nhưng như thế sẽ chỉ quẩn quanh với những gì đã biết, cô muốn đầu tư vào tương lai hơn. Sang Thụy Sĩ học và được chu du khắp châu Âu, Hà cảm thấy hài lòng với quyết định của mình. Tốt nghiệp với số điểm khá cao, Ngọc Hà được các tập đoàn quốc tế nhận vào làm.
Cô chọn Tập đoàn Le Meridien bởi tính cách trộn lẫn Pháp - Mỹ ở đây. Vậy là sang Anh làm để tranh thủ nộp đơn xin học thêm các khóa quản lý dự án du lịch của Trường Manchester University. Cô làm việc với chức danh quản lý, xử lý dữ liệu - hoạch định chiến lược kinh doanh cho chuỗi nhà hàng khách sạn Le Meridien. Thời gian làm việc 12 giờ/ngày.
Cuối tuần, cô tranh thủ đăng ký làm bán thời gian cho các nhà hàng, khách sạn khác từ 8-10 giờ/ngày chỉ với mục đích đi và quan sát nhiều hơn các nhà hàng của Anh như thế nào. Lương của người Anh bình thường là 4-5 bảng Anh/giờ nhưng với bằng cấp của cô, người ta phải trả đến 6,5 bảng Anh/giờ.
Tháng 9-2004, Ngọc Hà về VN. Chỉ định về nghỉ một thời gian rồi lại quay sang Canada với công việc quản lý mà cô đã tìm được trong một nhà hàng lớn với mức lương tháng là 5.000 đôla Canada. Còn hai ngày nữa lên đường thì tình cờ Hà bước chân vào nhà hàng Nam Phan, giật mình nhận ra một vẻ đẹp, theo thói quen ở nước ngoài, cô lại thấy “hễ cái gì người Việt mà làm đẹp đều thấy tự hào như là của chính mình vậy”. Hỏi ra, nó nằm trong chuỗi nhà hàng khách sạn của Khaisilk.
Ngọc Hà quyết định ngày mai sẽ nộp hồ sơ ứng thí vào chức tổng giám đốc: “Từ trước giờ chỉ có tôi đi tìm công việc chứ không bao giờ để công việc tìm tôi”. Chủ nhà hàng gặp, nhận xét: “Cô có vẻ thích quyền lực!” rồi đề nghị một thử thách: làm giám đốc ẩm thực, đầu tiên chỉ phụ trách một nhà hàng rồi sau đó mới tính đến vị trí tổng giám đốc. Cô chấp nhận và bắt đầu những thay đổi cơ bản của mình, lần đầu tiên sau hơn 10 năm trời ấp ủ, Ngọc Hà áp dụng công nghệ quản lý chuỗi nhà hàng cho hệ thống của Khaisilk Group.
Nhân viên sau này kể lại: chỉ trong bảy tháng cô cải tiến mọi cái bằng mấy năm trời. Cô muốn những vị khách VIP, các nguyên thủ quốc gia các nước đến TP.HCM sẽ chứng kiến những kiểu cách tinh tế và nghệ thuật phục vụ chẳng thua bất cứ một nơi nào. “Điều căn bản nhất mà tôi muốn nhân viên mình có được ấy là suy nghĩ nhanh, quyết đoán nhanh và làm việc nhanh - đó là tiêu chuẩn của một nhân viên trong môi trường làm việc mang tính quốc tế...”.
Đối với riêng mình, hành trang bao nhiêu năm ra đi, học hỏi, và nay cô mang trở về VN là niềm vui lớn và cũng là niềm tự hào, bởi khi nói tới đẳng cấp quốc tế thì nhiều người cứ nghĩ nó đang ở đâu đâu mà sao không thể là chính tại VN và do con người VN tạo nên!...
Giống như một câu chuyện xửa xưa, gia đình đông đúc ấy có một ngày ly tán để mưu sinh. Bốn con theo cha vào Nam lập nghiệp, bốn con theo mẹ ở lại mảnh đất miền Trung.
Một thời vất vả, năm cha con mơ ngày mơ đêm về một chiếc xe đạp cho chung cả nhà. Và người con trai đã lớn lên từ giấc mơ nghèo khó ấy...
TIẾN HÙNG - TRẦN NGUYÊN
tuổi trẻ online
“Người buôn tiền” của HSBC
8:26 AM
Phạm Hồng Hải sinh năm 1974, quê quán Hải Phòng. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế năm 1995. Hiện đang theo học chương trình đào tạo về ngân hàng của Hiệp hội IFS (Institute of Financial Services). Trở thành giám đốc kinh doanh vốn và ngoại tệ của HSBC tại VN vào tháng 7-2004. |
TT - Một tích tắc có thể mang về hay mất đi hàng triệu USD, tất cả tùy thuộc một quyết định. Chàng trai 31 tuổi đất Hải Phòng này đang được xem như một hiện tượng trong làng tài chính VN khi trở thành người kinh doanh ngoại tệ của Tập đoàn Ngân hàng quốc tế HSBC tại VN. Nhưng giấc mơ của Hải lại hoàn toàn khác: Hải đang nuôi một kế hoạch góp phần phát triển thị trường cho đồng nội tệ - một ý tưởng mới đầy tham vọng.
Những “điệp vụ” triệu USD!
Tỉ giá hiện lên trên màn hình, bốc điện thoại đặt mua hay bán, tất cả là con số triệu USD. Nhưng thời gian tính toán, suy nghĩ và quyết định chỉ có một giây, có khi còn chưa đến. Đó là công việc thường nhật của những chuyên gia buôn tiền.
Mãi cho đến giờ, bạn bè cùng Trường Kinh tế TP.HCM vẫn không hiểu nổi tại sao một anh chàng “hiền như đất” ngày xưa giờ lại có thể theo đuổi cái nghề dành cho người có thần kinh thép thế này. Hải cười: “Thật ra cái gì cũng kèm với những rủi ro của nó. Bài học đầu tiên của tôi có được trên thương trường ấy là nguyên tắc hành xử “xác nhận trên điện thoại”.
Đây là nguyên tắc cơ bản để xác lập thị trường và nó khác bên ngoài nhiều lắm: một khi mình đã gật đầu “OK” tức là chuyện mua bán đã được xác định và không được thay đổi nữa. Thời gian tính bằng giây, anh không mua, người khác mua và giá trị nó thay đổi tức thì. Nó xác tín mạnh mẽ những giá trị của quyết định bản thân…”.
Hải kể về công việc của mình một cách nhẹ nhàng, bình thản. Anh luôn đến công ty thật sớm để tranh thủ cập nhật biến động của thị trường tài chính thế giới, vốn vẫn luôn sôi sùng sục suốt 24 giờ/ ngày, chuẩn bị mọi thứ cho một ngày “chiến đấu gian khổ”. Mà gian khổ thật!
Mỗi ngày Hải đối diện với khoảng 100 email công việc, trong đó hơn chục cái là có tiêu đề “khẩn cấp”. Rồi những cuộc ngã giá trên mạng, những món tiền chuyển ra, chuyển vào tài khoản và những cuộc họp nhóm, công ty để chuẩn bị cho những sản phẩm mới… Hải dùng một hình ảnh: “Công việc giống như một set tennis, nó đòi hỏi tốc độ, sự chính xác và đặc biệt là tính cạnh tranh cao”.
Hình như đó cũng là cách giải thích đơn giản nhất cho những “điệp vụ triệu USD” mà ngày nào anh cũng tham gia: hấp dẫn, có khi là may rủi nhưng không bao giờ là một ván bài: “Có những nguyên tắc mà người ta không thể nào vượt qua được: chỉ cần một phút mạo hiểm say sưa, Nick Leeson đã làm sụp đổ cả một vương triều Barings - một tập đoàn tài chính với hàng trăm năm lịch sử. Khi bạn ra một quyết định sai, mất vài chục triệu USD và trong sự tiếc nuối, hối hận, bạn có thể ra hàng loạt lệnh mua bán khác mà kết quả là ông chủ của bạn có thể mất tới vài tỉ USD và đương nhiên... phá sản!
Nghề buôn tiền có một luật riêng của mình: “Stop loss limit” - dừng lại ở một ngưỡng cho phép. Một quyết định mang lại lợi nhuận vài trăm ngàn USD có thể khiến máu bạn chảy rần rần trong huyết quản và lợi nhuận trước mắt khiến bạn dễ dàng có thêm nhiều quyết định chết người vài giây sau đó nếu không nhớ đến ngưỡng giới hạn trong nghề nghiệp mình”...
“Về nguyên tắc, nếu có trên 50% quyết định thắng thì đã là thành công trong nghề buôn tiền này rồi” - Hải mỉm cười kết luận một chút về nghiệp vụ căn bản của “nghề buôn tiền”.
Bước ngoặt đầu đời!
Hiện nay, trong ngân hàng dữ liệu chúng tôi có khoảng 9.000 hồ sơ của các ứng viên có mức lương từ 1.500 USD trở lên. Trong vài năm trở lại đây, nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài liên tục xuất hiện tại VN nên nhu cầu nhân sự cho những vị trí cao cấp đang hết sức khan hiếm. Chức danh manager (quản lý) thì không hiếm người Việt đảm nhận, nhưng từ vị trí director (giám đốc) thì khan hiếm người Việt ở những tập đoàn đa quốc gia. Còn những vị trí cao cấp hơn như giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành… thì người VN cực kỳ hiếm, có chăng là Việt kiều từ nước ngoài về. Với mức lương từ 3.000 USD trở lên các tập đoàn thường đòi hỏi nhiều yếu tố: bề dày kinh nghiệm, khả năng lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và khả năng chịu đựng các áp lực công việc… (Bà Tam Thanh Thiên Trang, phó giám đốc Công ty nhân lực NetViet). |
Nhiều năm trước, Hải rời Hải Phòng vào TP.HCM chơi và chuyến đi ấy gắn cuộc đời cậu bé lớp 11 với mảnh đất này. Đã xa lắm rồi cái thời Hải ngồi co rúm người trong một góc lớp học của Trường Bùi Thị Xuân vì sợ cất giọng ra là bị bạn bè chọc ghẹo. Bây giờ anh nói chuẩn tiếng Bắc, tiếng Nam, tiếng Anh và một chút tiếng Pháp.
Ngày xưa, Hải là một người thích ngồi thu mình trong góc lớp, ăn nói vụng về và chẳng có chút gì nổi bật để có thể tán tỉnh cô gái xinh xinh trong lớp. Cái ngày xưa bình thường quá đỗi ấy đã biến mất khi một ngày Hải tìm ra được một con đường cực kỳ thích hợp cho riêng mình...
Năm 1995, 21 tuổi, Hải cầm tấm bằng quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế) về đầu quân cho HSBC trong một chọn lựa khá cân nhắc: anh đã vượt qua những vòng thi chọn gắt gao của Tập đoàn P&G cho chân quản lý bán hàng với mức lương hấp dẫn hơn nhiều so với một vị trí ở phòng kiểm soát tài chính của HSBC.
Nhưng cuối cùng, hình ảnh những anh chàng trẻ tuổi, tác phong hiện đại ngồi trong thị trường chứng khoán vẫy tay ra những động tác dứt khoát hoàn thành một thương vụ mua bán… đã chiến thắng.
Giờ nghĩ lại quyết định cách đây 10 năm, Hải thấy mình vẫn đúng. Nhưng thực tế không đơn giản một chút nào: tất cả phải học lại từ đầu. Hai năm làm kiểm soát tài chính, chôn chân trong một gian phòng nhỏ và đối mặt với những con số là một thử thách không nhỏ với một người ham thích sự vận động như Hải.
Nhưng đó lại là cơ hội nắm được bản chất các giao dịch, hiểu được đường đi của một sản phẩm tài chính. Bảy năm kế tiếp, làm nhân viên phòng kinh doanh ngoại tệ và vốn, đường đến ước mơ hé ra một chút nhưng phải học… học và học ghê gớm.
“Tiếng Anh không giỏi, mà suốt ngày dự các khóa tập huấn do chuyên gia Singapore đứng lớp - cực. Ăn nói lắp bắp, lại phải trình bày ý kiến trước toàn công ty - khổ. Trẻ người, non dạ và hiếu thắng, lại phải đối diện với việc chịu toàn bộ trách nhiệm cho những quyết định trong công việc của mình - mệt. Áp lực công việc, áp lực kiến thức và cả áp lực cuộc sống đè hết lên vai - đuối” - hình như đã có lúc Hải lâm vào tình trạng bi đát như thế. Và, như một lời trấn an, Hải viết một câu châm ngôn sống cho chính mình: “Mọi thứ đều có thể xảy ra!”.
Mỗi lúc nản lòng, cách duy nhất để lấy lại sự đam mê là nghĩ về mơ ước ngày xưa, rồi Hải tin chắc rằng một ngày nào đó anh sẽ góp phần làm được việc gì đó cho thị trường ngoại tệ VN. Rồi năm 2004, thị trường rục rịch chuyển động, những sản phẩm mới trên thị trường tài chính ra đời.
Một ngày của tháng 7-2004, Hải được ông Alain Cany, tổng giám đốc HSBC VN, gọi lên công bố quyết định bổ nhiệm anh làm giám đốc kinh doanh vốn và ngoại tệ của HSBC tại VN. Theo thông lệ của các ngân hàng lớn, chức vụ này đều do người nước ngoài đảm nhiệm. Với HSBC trước đây vốn là một người Anh và sau đó là người Philippines.
Hải thú nhận: “Đây là một quyết định rất táo bạo của tập đoàn vì họ thường rất thận trọng trong việc bổ nhiệm những chức vụ liên quan đến rủi ro của thị trường, và chỉ cần một quyết định sai lầm là ảnh hưởng ngay đến tên tuổi, tài chính và uy tín của ngân hàng. Thú thật tôi cũng từng nghĩ đến việc lên chức, nhưng không nghĩ nó đến nhanh như thế...”.
Tháng 12-2004, các tờ báo tài chính đồng loạt đưa tin về một vụ hoán đổi lãi suất giữa USD và đồng bạc VN cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên đến 15 triệu USD. Đây là hiện tượng lần đầu tiên xảy ra và được nhận định là “động thái gây được sự chú ý trong giới tài chính nội địa vì đã tạo ra nền tảng cho các giao dịch phát sinh trong tương lai ở VN”. Hợp đồng hoán đổi lãi suất này do HSBC thực hiện và một trong những tác giả của nó chính là giám đốc kinh doanh vốn và ngoại tệ của HSBC: Phạm Hồng Hải.
Theo Hải, trong điều kiện hiện tại, muốn hay không, cuộc cạnh tranh trong thị trường tài chính vẫn rất dữ dội với hàng chục ngân hàng. Những cú điện thoại hỏi han từ các tập đoàn đa quốc gia luôn làm Hải hào hứng, hàng loạt dự án sản phẩm mới của HSBC trên bàn anh vẫn đang chuyển động với một ước mơ đưa HSBC trở thành ngân hàng mạnh về kinh doanh vốn và ngoại tệ…
Nhưng đó không phải là tất cả, phía sau lưng nhà “buôn tiền” này còn có một báu vật, còn quí hơn tiền, luôn làm Hải mỉm cười ngay cả lúc anh bi quan nhất: ấy là cô con gái mới bốn tháng tuổi. Hải thú nhận: “Thú vui lớn nhất của tôi là xếp mọi thứ lại, trở về nhà và được bế cô công chúa yêu của mình...”.
Cô gái ấy liên tục thay đổi hành trình lập nghiệp của mình. Là cử nhân quản trị kinh doanh lại xin đi rửa chén ở một khách sạn. Chuẩn bị được thăng chức giám đốc lại bỏ đi Singapore. Đã tìm được việc làm 5.000 đôla ở nước ngoài lại quay về VN làm việc.
TIẾN HÙNG - TRẦN NGUYÊN
tuổi trẻ online
“Sếp IT” của Tập đoàn Unilever VN
9:25 PM
Nguyễn Anh Nguyên sinh năm 1969 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM năm 1992 ngành điện hệ thống với phần thưởng là thủ khoa khoa điện khóa 1987-1992. Hiện là trưởng phòng CNTT quốc gia, phụ trách xây dựng hệ thống tin học của Tập đoàn Unilever VN (một trong những hệ thống công nghệ & thông tin hàng đầu của VN); đồng thời là chủ nhiệm CLB câu cá 4so9. |
TT - Vào đời bằng câu nói của ông bố: “Gia sản của tôi để lại cho anh chỉ có cái tủ lạnh nát đấy, làm thế nào thì làm. Anh chỉ có duy nhất một cơ hội: học giỏi và làm giỏi hơn những người xung quanh, nếu không ra đời chỉ có đi ăn mày!”.
Nguyễn Anh Nguyên nuôi chí lớn từ những công việc nhỏ nhặt và sau đó tự học mà trở thành người đầu tiên lập ra hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) cho Tập đoàn Unilever ở VN. Hiện “thương hiệu” Anh Nguyên được thị trường nhân lực các tập đoàn đa quốc gia tại VN săn đón với mức thu nhập hơn tỉ bạc mỗi năm.
Khởi nghiệp…
Thập niên 1980, cả nước cùng khó, nhà nhà cùng khổ, chẳng riêng gì ai. Nguyễn Anh Nguyên thời ấy đã làm tất cả những nghề gì có trên đời, chỉ có đạp xích lô là chịu chết vì sức khỏe không đủ tốt. Ngay trong nhà bếp và sân vườn của mình, anh nuôi heo, thỏ, chim cút, cá trê phi, nuôi cả… giun đất, rồi gà, vịt, bồ câu... Có lúc anh xoay qua làm lồng đèn trung thu và hoa tulip bằng phim hỏng của xưởng phim thành phố, làm yaourt bỏ mối, quậy xà phòng, làm đầu lọc thuốc lá, đạp gạo nấu men rượu...
Anh nhắc lại những câu chuyện nhọc nhằn một cách thanh thản: “Thấy con đam mê học mà nhà nghèo quá, cha tôi phải nhờ cậy người quen xin cho tôi được vào học lớp tin học ở Viện Khoa học công nghiệp. Cái thời học Lotus 1, 2, 3, màn hình xanh lè xanh lét. Ông thầy dạy bằng tiếng Pháp, mà tôi thì nửa chữ Pháp bẻ đôi cũng không biết nên chỉ học mò, vậy mà mê máy tính hồi nào không hay. Ông thầy bảo tôi thông minh và cho làm trợ giảng của lớp học, đó là cơ hội lớn để tôi đi theo con đường IT (CNTT). Rồi vào đại học cuộc sống khốn khó cứ bám chặt, nhưng tôi thà chịu đói chứ không chịu dốt. Tôi có thể nhịn ăn cả ngày, dành dụm tiền đi thuê máy tính ở Câu lạc bộ Maika để mò mẫm, khám phá…”.
Nguyên chính là người đầu tiên viết ra bộ font chữ tiếng Việt bằng lập trình Pascal chạy trên các ứng dụng đồ họa. Lẽ ra sáng kiến này có thể bán được tiền tỉ nhưng anh lại mang tặng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM để các sinh viên làm đồ án tốt nghiệp…
Bước ngoặt đầu tiên trong đời sau khi tốt nghiệp với vị trí thủ khoa khoa điện Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 1992 là được điều động làm giảng viên cho Trung tâm Điện toán của Ủy ban Kế hoạch nhà nước…
“Tôi còn nhớ những năm 1991-1992 cùng mấy anh bạn mê tin học thường ngồi mơ ước với nhau là có chung một chiếc xe gắn máy đời 79, một cái máy tính màn hình EGA và thuê được căn phòng riêng 12m2 để… mở nhóm lập trình kiếm tiền sống. Giấc mơ đó ngày ấy xa vô cùng, đến cái xe đạp để đi cho ra trò còn chưa có huống hồ gì, nhiều người đã bỏ cuộc vì sự nghiệt ngã của đường mưu sinh, nghèo đến tận cùng như vậy.
Nhưng nhóm chúng tôi thì khát vọng to lắm, có lúc cùng ngồi viết một phần mềm và tự tính với nhau nếu bán được chắc hẳn sẽ có tiền tỉ. Mà nhiều tập đoàn của Mỹ đã liên hệ, tìm hiểu thật và đòi mua thật, nhưng vì nhiều lý do kế hoạch này không thành, ước mơ lớn chưa tới thì phải xoay cái ăn cái mặc hằng ngày trước đã. Tôi đi phụ bán máy vi tính cho bạn bè...”.
Chuyện Anh Nguyên về làm “sếp” cho Tập đoàn Unilever tại VN là một cái gì đó mang tính cơ duyên. Thuở ấy, Unilever sang VN chỉ có hai người: tổng giám đốc và người trợ lý. Nguyên nhớ mãi cái ngày đó - một ngày tháng 6-1994, ngài tổng giám đốc đang “vi hành” xem các thiết bị máy tính cho văn phòng thì gặp Nguyên.
Người giúp việc cho cửa hàng không chỉ bán, ra giá, trả giá như nhiều người khác mà anh còn ra sức giảng mọi thứ về máy tính cho khách hàng. Cho đến giờ Nguyên cũng không nhớ mình đã nói những gì mà ông tổng giám đốc Unilever cứ im lặng nghe, rồi gật gù và cuối cùng thì một lời đề nghị vô cùng lịch sự được đưa ra: “Anh có thể về làm gia sư về máy tính cho tôi và người trợ lý không?”.
Chỉ vài tháng sau ngày nhận chức “gia sư”, một chức vụ mới được Unilever VN cho ra đời: trưởng bộ phận CNTT. Bộ phận này lúc bấy giờ chỉ có mình Nguyên vừa làm sếp vừa làm lính, nhưng đó là nền tảng cho tương lai sau này: chuẩn bị hệ thống máy tính cho sự phát triển của tập đoàn tại VN và các liên doanh. Anh được “quẳng” đi nhiều nơi để học tập: Thái Lan, Singapore…
“Một sự choáng ngợp trước những tiện nghi hiện đại mà tôi chưa bao giờ thấy kể từ ngày theo đuổi CNTT. Nhưng chính sự choáng ngợp đó đã làm tôi tự tin hơn khi tự nhủ “mình và các đồng sự VN có thể làm chủ được tất cả!” - Nguyên kể.
“Không có người yếu kém, chỉ có hoàn cảnh tồi!”
“Nếu ai nghĩ rằng làm sếp CNTT cho một tập đoàn lớn là suốt ngày loay hoay trong căn phòng “ướp lạnh” và rị mọ phát triển phần mềm tin học là sai hoàn toàn!” - Nguyên nói về công việc của mình ở Unilever. Thật ra công việc quản lý công nghệ máy tính, bao gồm máy tính để bàn, máy chủ, in ấn, ứng dụng văn phòng, email, truyền dẫn... cho gần 1.000 nhân viên, chuyên gia trên khắp bảy chi nhánh công ty toàn VN chỉ chiếm 10% thời gian của anh.
Nhóm 7 ngành nghề đang được trả lương cao: 1. Dầu khí Nguồn: Khảo sát lương VN năm 2005 của Tập đoàn Navigos (khảo sát trên 208 công ty - cả công ty nước ngoài, liên doanh, văn phòng đại diện, công ty VN) |
“Tôi đã từng đi qua chuỗi ngày phát triển của ngành CNTT VN suốt 14 năm qua, mặc dù chủ yếu thông qua việc tự học. Chỉ cần cảm nhận được những thay đổi hằng ngày về năng lực sử dụng CNTT để tăng tính cạnh tranh và khả năng kinh doanh hiệu quả của công ty, đặc biệt là của hàng trăm nhà phân phối và nhà cung cấp của chúng tôi là đã đủ sướng rồi.
Mỗi khi tôi đi thăm các đối tác, lắng nghe họ diễn tả một cách hào hứng về niềm hạnh phúc của mình khi có trong tay những công cụ CNTT đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh doanh ngay trước mắt bằng những con số với nhiều dãy số 0 phía sau là tôi cảm thấy mình hạnh phúc vô cùng”.
Giờ đây, ngồi trước máy tính nối mạng toàn cầu với những dãy số doanh thu của đơn vị cùng hàng chục dãy số 0 phía sau, Nguyên vẫn không thể nào quên cái ngày xưa lụi cụi nuôi từng con “lục súc tranh công” để có thêm một vài đồng bạc cho cả gia đình, cái ngày xưa khao khát được sở hữu một máy vi tính màn hình đen trắng, cái ngày xưa thất bại với những khát vọng lớn để đi ra phố bán máy vi tính…
Có lẽ chính đã từng trải qua cái khắc nghiệt của cuộc sống đói nghèo mà giờ đây với những khắc nghiệt của áp lực thương trường, của sự cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh, trong sự phát triển như vũ bão của CNTT mà Anh Nguyên luôn có những cách vượt qua một cách nhẹ nhàng, như người ta thường bảo: thư giãn đi, giảm stress đi...
“Mỗi khi cảm thấy áp lực lên tới ngưỡng thì tôi... bỏ về nhà, tắt hết điện thoại, tắm một cái cho khỏe rồi leo lên giường trùm chăn tắc lưỡi: “Sẽ qua ngay thôi mà”, một chút âm nhạc du dương của Kenny G là tôi có thể nhanh chóng chìm trong giấc ngủ. Khi trở mình thức dậy là cảm thấy khỏe ngay, có thể “chiến đấu” tiếp ngay! Không tin à, bạn có thể thử cách giảm stress như tôi đi!”.
“Còn những người trẻ bây giờ như tôi ngày trước à? Tôi thấy họ thông minh và giỏi hơn rất nhiều, có những lợi thế mà ngày xưa chúng tôi thường không có được. Nơi tôi làm có rất nhiều người trẻ với nhiều triển vọng trong tương lai, hơn thua nhau ở chỗ biết vượt qua những “hoàn cảnh cắc cớ”.
Với tôi, trong công việc không có người yếu kém, chỉ có hoàn cảnh là có khi tốt, có khi tồi thôi. Việc của bạn là tìm kiếm được lối ra nào cho thích hợp. Bạn trẻ cũng cần có dũng khí và biết tạm gác lại hai từ “sĩ diện” to tướng sang một bên, vì phía trước mặt vẫn còn nhiều chuyện để bạn lo lắng và vượt qua…”.
Câu chuyện kể về một anh chàng “hiền như đất” lại đang đeo đuổi một nghề chỉ dành cho những người có “thần kinh thép”. Và công việc sôi sục 24 giờ/ngày luôn đặt ra cho người nhút nhát ngày xưa ấy những thách thức...
TIẾN HÙNG - TRẦN NGUYÊN
tuổi trẻ online
Người “bắt mạch” những giếng dầu
11:23 AM
Nguyễn Văn Út sinh năm 1960, quê quán Tân Bình, Cai Lậy, Tiền Giang. Tốt nghiệp ngành địa chất dầu khí - Đại học Hóa dầu ở Bacu (Liên Xô cũ). Năm 1988 vào làm cho Vietsovpetro. Năm 1995 được cử sang Canada học về công nghệ mô phỏng. Năm 2004 là trưởng phòng kế hoạch khai thác, Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí, Vietsovpetro. Trong ảnh: Nguyễn Văn Út với “bài toán” mô phỏng dầu khí VN |
TT - Trong ngành công nghiệp dầu khí, vị trí thiết kế khai thác quan trọng tới mức các công ty nước ngoài hay liên doanh đều không muốn người Việt nắm giữ vị trí này, sợ họ biết quá nhiều và có khi, vì quyền lợi quốc gia, sẽ gây ra những bất lợi cho đối tác.
Vậy mà ở Vietsovpetro (VSP) có một người Việt lại nắm toàn bộ chiến lược khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa biển Đông. Đó là trưởng phòng thiết kế khai thác Nguyễn Văn Út. Thật bất ngờ khi biết lương của nhân vật này chỉ có 800 USD/tháng...
Con đường làm chủ công nghệ
Là dân miệt vườn Cai Lậy, Tiền Giang chính gốc nhưng lại “say” việc học, say đến mức hồi nhỏ người cha phải đốt sách vì muốn con “quay về” chăm lo thửa ruộng mảnh vườn.
Nhưng Nguyễn Văn Út vẫn kiên trì theo đuổi con đường đèn sách và đã đậu vào Đại học Bách khoa TP.HCM với thứ hạng đủ để được đưa sang học ngành địa chất dầu khí ở Bacu (Liên Xô cũ). Sáu năm sau trở về, hai vợ chồng xách túi ra Vũng Tàu gia nhập “đội quân dầu khí” từ cái thuở ngành công nghiệp này chỉ mới dừng lại ở khái niệm “một tiềm năng lớn”. Ngày ấy mà theo nghiệp dầu khí thì chẳng phải là “nghề số 1” mà còn có thể… đói như chơi.
Hai vợ chồng Út từng phải bán nốt cái bàn ủi cuối cùng mang từ Liên Xô về để sống qua ngày và vợ Út - một cử nhân tốt nghiệp Trường Kinh tế quốc dân - phải ngồi bán thuốc lá kiếm tiền độ nhật. Mà đâu chỉ có vợ chồng Út, thời ấy ai mà không vậy. Họ thuộc về một lớp trẻ chứng kiến sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí VN và đã không bỏ lỡ cơ hội để ghi tên mình vào dấu mốc của thời hưng thịnh.
Út tiến khá nhanh: vào dầu khí sau 10 năm (1988 -1998) đã trở thành chánh chuyên gia ngành dầu khí, nhưng bước ngoặt của anh chính là năm 1995. Đó là thời điểm mà ngành dầu khí phải tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất và người Việt phải thay người nước ngoài để nắm phần công nghệ này.
Một ngày đẹp trời, chàng kỹ sư 29 tuổi Nguyễn Văn Út được gọi lên để thông báo một thông tin quan trọng: một hợp đồng chuyển giao công nghệ mô phỏng trị giá 120.000 USD với Canada đã được ký kết và Út là người được đi học thứ công nghệ lạ hoắc này. Tiếp tục của những ngày không có ngày chủ nhật là sáu năm trời không có ngày phép bởi những đòi hỏi hết sức cao của công nghệ mô phỏng. Ở đó không chỉ phải biết về địa chất, về khoan mà kinh tế, kỹ thuật… cũng đều phải biết, phải lì ra mà học.
Tiếp cận nó, Út bước vào một thế giới mới nguyên: có một phần mềm, khi cho vào đó các thông số kỹ thuật sẽ cho ra những kết quả hình ảnh có thể rút ngắn khoảng cách hàng triệu năm trong quá khứ hoặc dự đoán vài thập kỷ sắp tới chỉ trong 20-30 phút. Đó là thứ công nghệ hiện đại nhất mà thế giới đang ứng dụng cho ngành khai thác dầu khí.
Cứ thế, mỗi năm một lần Út sang Canada cập nhật cái mới rồi về hướng dẫn lớp đi sau. Sau gần mười năm, Út bây giờ đã có thể tự hào về trình độ mô phỏng “biết được quá khứ, vị lai” của mình:
“Không cần phải ra khơi nhưng công việc mỗi buổi sáng sớm của tôi là “bắt mạch” cho 200 giếng dầu ngoài thềm lục địa VN. Tôi biết nó hít, thở thế nào, đau bụng, trúng gió… ra làm sao… Tất cả đều phải chuẩn xác đến từng thông số nhỏ. Công việc của chúng tôi là phải nắm thật chắc chắn hình hài địa chất vài ngàn năm và hiển thị nó thành một chuỗi mô phỏng chỉ khoảng nửa giờ đồng hồ. Và nửa giờ đó, số tiền mang về cho dầu khí VN có thể tính bằng hàng trăm triệu USD…”.
“Tại sao người Việt không thể làm được?”
Phòng làm việc của chuyên gia mô phỏng với ngổn ngang biểu bảng, sơ đồ, hình chụp công nghệ mô phỏng… từ loại trắng đen tới những hình màu lạ mắt. Út với tay về góc bàn lôi ra một tập số liệu: “Để mô phỏng được một quá trình, chúng tôi nạp dữ liệu phải theo đúng tiến trình lịch sử của những thông số, mỗi lần chạy chỉ được nạp vào một thông số mới. Trung bình hai tháng chúng tôi mới tạm ổn việc mô phỏng cho một giếng dầu, và với 200 giếng dầu mô phỏng thì thời gian vật lộn với nó đủ để làm chúng tôi mệt đến mụ cả người”.
Cái lợi hại của bộ môn này là những con số dự báo. Nó phải dự báo một cách chính xác những thông điệp ảnh hưởng tới chiến lược, bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ sẽ thiệt hại hàng triệu USD ngay tức khắc. Ví dụ một giàn khoan trị giá 50 triệu USD, một giếng khoan trị giá 2 triệu USD, ai biết được lượng dầu khai thác sẽ như thế nào nếu dự báo trong mô phỏng không chính xác? Nội việc khoan thăm dò, một giếng thăm dò sai sẽ thiệt hại đến 20 triệu USD. Còn mỗi đề án cho từng mỏ dầu đã trị giá đến 3-4 tỉ USD.
Đã có những lúc ở VSP luôn diễn ra những cuộc tranh luận triền miên giữa chuyên gia Nga và VN xem có nên bơm nước vào giếng khoan để tăng tỉ lệ dầu khai thác hay không, cái cách mà nhiều nước trên thế giới đã làm. Cuối cùng quyền quyết định thuộc về các chuyên gia Nga. Họ làm theo phương pháp bơm ba đới: chừa lớp khí ở đới trên cùng, khai thác dầu ở lớp giữa và bơm nước vào lớp đáy. Dầu được đầy lên trên và bơm ra ngoài.
Theo cách này, tỉ lệ dầu lấy được tăng 27- 33% nhưng vài năm sau, người ta thấy nước bắt đầu tràn vào các giếng dầu lân cận và theo mô phỏng trên máy, nước sẽ tiếp tục dâng lên và làm hỏng các giếng dầu đang khai thác. Mọi việc ngưng lại và Út bắt đầu một ý tưởng mới trong mô phỏng.
Thay vì bơm ba đới, Út rút xuống còn hai đới: lớp trên cùng, dầu được khai thác, ở giữa là một đệm không khí và dưới cùng nước được bơm vào. Quá trình mô phỏng cho ra những kết quả khả quan: tỉ lệ dầu lấy được lên đến 40% và các giếng dầu đảm bảo an toàn trong nhiều năm. Hàng trăm triệu USD tưởng đổ sông, đổ biển đã chạy ngược vào đất liền!
Sau này người ta tính toán lại thì sản lượng thu được từ công trình khoa học “bơm nước hai đới” sẽ thu được khoảng 7% của tổng sản lượng 450 triệu tấn dầu, tức người ta sẽ khai thác thêm được số lượng dầu... tương đương mỏ Rạng Đông hiện giờ! Vậy là người Việt đã có thể chủ động hoàn toàn.
90% xác suất khoan khi áp dụng công nghệ mô phỏng đã thành công mỹ mãn. Có những vị trí ngoài khơi nhiều công ty nước ngoài đã khoan nhiều lần mà không hi vọng, khi đưa công nghệ mô phỏng vào kết hợp với những kinh nghiệm xử lý dày dạn về địa chất, VSP lại tìm ra được giếng Mãng Cầu ở lô 043. Rồi ở mỏ Đ, một công ty nước ngoài thăm dò bị sự cố, bán lại tượng trưng với giá…1 USD, VSP đưa công nghệ mô phỏng dò vào lòng đất, khắc phục từng lỗi nhỏ trong khoan khai thác, giao lại cho xí nghiệp liên doanh điều hành khai thác, chẳng những khắc phục được sự cố mà lại tìm được dầu, ước tính lợi nhuận mang về cũng đến 30 triệu USD.
Hiện phòng thiết kế khai thác của Út đang có một dự án tiền khả thi về việc sử dụng lượng khí C02 thải ra từ Nhà máy điện Phú Mỹ, gắn vào một hệ thống thiết bị, thu hồi C02 hóa lỏng, dẫn ra biển, bơm xuống mỏ sẽ lấy thêm được 20% dầu, trị giá tương đương 3 tỉ USD!...
“Địa chất bây giờ không phải cầm cái búa gõ như hồi xưa nữa - Út bật cười khi nghĩ tới lúc anh quyết định thi vào ngành địa chất cách đây 20 năm - Học địa chất là đi tìm vàng”. Anh trăn trở về công việc: “Hồi xưa học địa chất để đi tìm vàng, giờ tìm được vàng rồi mà không khai thác hết là có lỗi…”.
Út hiểu cái tầm của mình khi nhiều sự cố, nhiều vấn đề các công ty dầu khí nước ngoài phải nhờ đến VSP tư vấn. Đưa chúng tôi trên chiếc xe hơi bóng lộn lượn một vòng qua bãi biển Vũng Tàu, anh nói về những lời mời mọc của các tập đoàn nước ngoài với mức lương tháng rất cao, có khi là vài ngàn USD, rồi so lại mức lương bảy tám trăm USD của mình hình như không mấy băn khoăn.
Anh chỉ nói: “Bây giờ, phía sau tôi là cả một lớp trẻ có thể tự tin về tương lai dầu khí của mình. Nhiều việc trước đây chỉ có chuyên gia nước ngoài được giao, bây giờ sau những thử nghiệm thực tế, các chuyên gia người Việt mình đã có thể đảm nhận nhiều phần việc, nếu không nói là tất cả nếu được đào tạo và làm việc trong những môi trường tốt nhất”.
Nuôi thỏ, nuôi chim cút, nuôi cá trê phi..., rồi làm yaourt bỏ mối, đạp gạo nấu men rượu, quậy xà phòng... Đó là tất cả những nghề mà Nguyễn Anh Nguyên đã “khởi nghiệp” trước khi trở thành một “thương hiệu” được thị trường nhân lực săn đón với mức lương hơn tỉ bạc mỗi năm.
TIẾN HÙNG - TRẦN NGUYÊN
tuổi trẻ online
Hương Lúa - cô gái bạc tỉ!
7:21 PM
Trần Thị Hương Lúa - sinh năm 1980 - cử nhân quốc tế học, ĐH Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội, giám đốc Trung tâm VietNamNet Dalink kiêm thư ký tòa soạn tuần tin CNTT-VT eChip (tuần sau tuần tin sẽ được cấp phép thành tạp chí), Công ty phần mềm và truyền thông VASC. |
TT - Từ một ý tưởng sáng tạo ban đầu, một cô gái 25 tuổi đã mang về chỉ có... vài chục tỉ cho một công ty và trở thành “hiện tượng” tiêu biểu cho giới trẻ ở một lĩnh vực mới: ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ viễn thông! Đó là Trần Thị Hương Lúa, người sáng lập và trở thành giám đốc Trung tâm Dalink (thuộc Công ty VASC) với doanh thu hàng chục tỉ đồng.
Giá của một ý tưởng là bao nhiêu?
Học ngành quan hệ quốc tế nhưng con đường làm nhà ngoại giao vẫn không ngăn nổi sự đam mê công nghệ thông tin, ra trường Hương Lúa xin đi làm báo điện tử. Rồi một ngày đẹp trời lang thang giữa phố xá Hà Nội, nhìn người qua kẻ lại, Hương Lúa chợt nghĩ: trong cuộc sống hiện đại, giữa bao nhiêu phương tiện hiện đại, công việc tưởng nhàn nhã hơn nhưng lại mệt mỏi hơn, đời sống tưởng sung sướng hơn nhưng lại đơn độc hơn, gia đình tưởng gần nhau hơn nhưng lại xa dần ra…
Người ta có thể í ới gọi nhau từ hai đầu Trái đất - tưởng là gần nhưng hóa ra vẫn còn xa xăm lắm, thiếu một điều gì đó nhẹ nhàng, tình cảm hơn, mang đến cho nhau một niềm vui gần gũi hơn... Trời ạ, sao không thể biến thế giới kỹ thuật số thành nơi để con người bày tỏ những tình cảm nhân văn với cuộc đời? Mọi thứ đang ở trước mặt mình đây chứ xa xôi gì: công cụ, những bản nhạc, những bức logo, hình ảnh... tất cả chỉ cần một ý tưởng để kết nối vào hệ thống.
Từ cái ý tưởng lang thang đó Trung tâm Dalink ra đời. Và cô gái có cái tên mộc mạc dễ thương trở thành giám đốc lúc nào không hay. Hương Lúa tập hợp quanh mình những người trẻ tuổi có cùng ý hướng sáng tạo những bản nhạc chuông, những hình ảnh đẹp để người ta có thể bày tỏ tình cảm với bạn bè, mẹ cha, vợ chồng… Chỉ cần một cái “click” tay, thế là thông điệp được gửi vào trong thế giới số, đến với những tâm hồn mệt mỏi hay cáu gắt, mang trả nụ cười, niềm vui cho những nỗi buồn, truyền gửi những niềm hi vọng…
Cứ thế, cứ thế, mỗi cú click, mỗi động tác soạn tin nhắn tưởng chừng như là trò chơi ấy lại dần làm cho tài khoản Công ty Dalink nâng dần lên con số 30 tỉ đồng. Cô cử nhân quốc tế học Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội ngày nào nay lại vừa hoàn thành một sản phẩm mới của Dalink: quà tặng tin nhắn dành cho... những người đàn ông đã có vợ!
Ngày vui nhất
Hương Lúa thường gây cho người ta sự ngạc nhiên khi bắt đầu câu chuyện bằng lối nói chân phương, thẳng thừng. Cô kể chuyện gia đình, nói những điều đáng yêu nhất về người thân của mình rồi thỉnh thoảng lại tuôn ra luôn những nhược điểm mà cô thấy không thích lắm.
Cô bảo cô thích Hà Nội điểm nào, ghét Hà Nội ra sao. Nhưng trong trò chuyện, Hương Lúa lại thừa nhận mình là kẻ bảo thủ, muốn giữ nguyên một Hà Nội thơ mộng như ngày xưa, đừng “làm nó hư” như một số kẻ đã làm nó nhộn nhịp, xô bồ một cách không cần thiết như bây giờ.
Cô bắt đầu kể về một ngày làm việc của mình rất hồn nhiên như một đứa bé con, chỉ thích kể ngày mà mình thích nhất: “Đó là ngày thứ ba. Đến cơ quan, check mail, check yahoo messenger như tất cả mọi người, rót một cốc nước thật lớn và ngồi vào bàn xử lý các mail của nhân viên và các bộ phận trong công ty, các mail của đối tác và khách hàng, đặc biệt là những mail tâm sự. Không được bỏ sót bất cứ lá thư nào và phải có phản hồi tích cực. Đó là một qui định bất di bất dịch tại Dalink.
Tiếp đến, phải xem hình ảnh nào được nhiều người tải về nhất trong hôm qua, phải nắm bắt thị hiếu của khách hàng chứ! Ngày thứ ba cũng là ngày eChip Mobile có mặt tại Hà Nội, thật vui để khi nhìn vào cái bìa và những trang mình phụ trách. Bàn luận khoảng 10 phút với họa sĩ thiết kế về bìa số này và bìa số sau. Chuẩn bị tinh thần đón người mẫu để chụp ảnh cho bìa số sau nữa. Ngày thứ ba rất vui và thoải mái, hết cả buổi sáng chỉ dành cho eChip Mobile.
Buổi chiều dành cho việc viết lách cũng khá nhiều. Sáng tác một số trắc nghiệm, câu chuyện nhỏ để giới thiệu các dịch vụ của Dalink, làm việc với các nhóm dự án về tiến độ các dự án cũng như các việc liên quan đến dự án đó, vì ở Dalink có rất nhiều nhóm dự án...”.
Hương Lúa thường kết thúc công việc rất trễ, và một “công việc” không thể thiếu trong lịch làm việc của cô là la cà quán xá. Cô có thể đi dạo không bao giờ chán ở bờ hồ Hoàn Kiếm và có thể nói chuyện với tất cả mọi người, nhất là những đứa trẻ…
Đời thường của… “siêu sao”!
Chúng tôi đang có gần 30 bộ hồ sơ cho những vị trí công tác có mức lương dao động trong khoảng 60 triệu đồng/tháng. Người nước ngoài và Việt kiều thì nhiều, người VN chưa nhiều lắm nhưng cũng không đến nỗi khó kiếm. Cái khó lớn nhất là cuộc thương lượng về mức lương giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên. Một thực tế mà Navigos nhìn nhận là sự chuyển dịch khá nhanh của các nhân sự cao cấp này. Ngoài những tố chất như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng thích ứng cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực mình phụ trách..., một tài sản đáng giá khác là các quan hệ xã hội. Và chính sách “bản địa hóa” hiện nay đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhắm vào nguồn nhân lực chất lượng cao người Việt Nam. (Vũ Xuân Thùy Dương, chuyên gia “săn đầu người” (headhunter), phụ trách khách hàng cao cấp của Tập đoàn Navigos) |
Đêm Hà Nội đã khuya lắm, chúng tôi đưa Hương Lúa về. Không ngờ “gia cảnh” riêng tư của một “siêu sao” sáng tạo trong kinh doanh công nghệ thông tin lại đơn giản có vậy. Hương Lúa ở trọ một mình trên căn gác tầng hai một chung cư xa trung tâm thủ đô. Căn phòng trống từ trước ra sau.
Chúng tôi giúp Lúa hì hục đập đập, vỗ vỗ cái tivi mà nó nhất định lì ra, chẳng chịu lên hình. Lúa cáu quá ôm nó lên và đặt mạnh xuống cái rầm, âm thanh khọt khẹt và hình ảnh hiện ra. Cô nàng hét toáng, nhảy cẫng lên và vỗ tay ầm ĩ... Hương Lúa bảo: “Ngày trước mình còn vác balô đến ngủ trọ cơ quan hằng tháng trời nữa kìa!”...
Sáng hôm sau gặp lại Hương Lúa ở quán cà phê cổ. Cô nàng vẫn thế, chạy ào vào, cười toe toét, mặt đỏ bừng và mái tóc dài bung ra vì gió. Hương Lúa tiếp tục câu chuyện còn dang dở về công việc và niềm đam mê của mình:
“Tôi thấy mình may mắn vì được thử nghiệm mọi thứ ở VASC, nơi có một sân chơi rộng. Tôi lao vào mọi việc không kể đó là việc gì: làm báo điện tử, báo giấy, làm PR giao tế, tổ chức sự kiện, dẫn chương trình, xây dựng các chương trình thông tin - giải trí, nhân viên đối ngoại...
Nói chung công việc nào tôi cũng thấy có hứng thú vì kết quả nhìn thấy ngay tức thì. Tuy nhiên, để có được niềm tin của mọi người và ban lãnh đạo công ty như hiện nay thì nếu do năng lực 1 điểm thì tinh thần trách nhiệm và mục tiêu trong sáng đối với công việc phải là 9 điểm còn lại”.
Chúng tôi cũng khá bất ngờ khi biết lương và cũng là thu nhập trọn gói của cô giám đốc Công ty VietnamNet Dalink kiêm thư ký tòa soạn tuần tin CNTT-VT eChip này dừng lại ở mức 7 triệu đồng/tháng. Đã có lúc Tập đoàn Microsoft chính thức đưa mức lương cao hơn nhiều lần ở Dalink để mời Hương Lúa về làm việc tại trụ sở của họ tại Hà Nội, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu và một nụ cười có hai lúm đồng tiền rất xinh.
Hương Lúa kể về sự kiện này cũng rất đơn giản: “Nếu chỉ xét về lương thì mức lương hiện nay của tôi ở Dalink là thấp, nhưng công việc hiện tại cho tôi những giá trị cao hơn nhiều ngoài lương. Đó là cơ hội để nâng cao giá trị chính bản thân mình”…
Có một người như thế, nghe được “tiếng nói” của hàng triệu năm. Anh chưa bao giờ ra khơi nhưng với 200 giếng dầu ngoài thềm lục địa VN, anh lại biết nó hít thở thế nào, đau bụng, trúng gió ra sao...
TIẾN HÙNG - TRẦN NGUYÊN
tuổi trẻ online
Người “của” Bill Gates
12:19 AMNhững người “làm thuê số 1” ở Việt Nam (kỳ 2)
Trịnh Thanh Lâm (bìa phải) giữ vai trò phiên dịch và tổ chức chương trình cho buổi gặp giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Bill Gates tháng 6-2005 |
Vật lộn với Intel!
Gốc gác ở Hải Dương, như câu tự giới thiệu sau này với nhiều người bạn (“Tôi từ quê ra!”), Trịnh Thanh Lâm lớn lên ở chốn quê nhà hiền lành rồi vào đại học thời bao cấp. Chưa bao giờ nghĩ đến chuyện buôn bán, thế nhưng kinh doanh là công việc đầu tiên mà Trịnh Thanh Lâm bước vào sau khi tốt nghiệp ngành toán - Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1988.
Lúc đó đã có quyết định giữ Thanh Lâm ở lại trường nhưng kẹt vấn đề biên chế. Thời ấy, cử nhân toán học như anh chỉ có thể hưởng nửa mức lương so với những người trong biên chế, vậy là vào đời để tự mưu sinh bằng cách... đi buôn gạo!
Thời bao cấp cũng là thời gạo châu củi quế, miền xuôi còn hiếm huống chi miền ngược. Gạo được Lâm mua từ Hải Dương vận chuyển lên Cao Bằng bán lại cho bà con mong kiếm vài đồng lời nuôi thân.
Sau một năm xuôi ngược hàng ngàn cây số, đổ mồ hôi sôi nước mắt, kết quả... lỗ hơn một lượng vàng! Anh chàng cử nhân toán lắc đầu ngao ngán mà trở lại giảng đường Trường Tổng hợp nhận nửa suất lương...
Trong cái rủi luôn có cái may. Khi trở về trường, bỗng một hôm có đoàn cán bộ bên học viện quân y sang trường làm việc, họ muốn trường giúp cho một người biết về máy vi tính. Số là họ vừa được tặng thưởng một chiếc máy tính đời 286 mà không biết sử dụng ra sao.
Thế là người rảnh rang nhất được cử đi giúp học viện quân y. Lâm được cử đi. Câu hỏi duy nhất mà anh phải trả lời ông trưởng phòng tổng hợp của học viện quân y là: “Anh có biết hết các phím trên cái máy tính này không?”. “Dạ biết!”. Và Lâm trở thành “chủ nhân” của phương tiện máy tính tối tân nhất vào thời điểm tháng 2-1990 của học viện.
Năm năm sau, một cơ hội tuyệt vời mở ra với Lâm khi anh được chọn sang Nhật học bốn tháng về công nghệ thông tin (CNTT). Thật ra, CNTT lúc ấy ở Nhật đã là một trời một vực với chiếc máy tính đơn lẻ mà anh từng là bậc thầy.
Lần đầu tiên Lâm quen với khái niệm “hệ thống dữ liệu”, “kết nối mạng”... Nhật Bản thời ấy đã làm được những bước nhảy vọt có thể gây choáng cho bất cứ quốc gia nào: họ đã sản xuất được máy tính, đã lập được hệ điều hành, vi xử lý riêng với khát vọng nối mạng toàn cầu.
Lâm bắt đầu tự học với các dạng ngôn ngữ lập trình cấp thấp và cứ cảm thấy chồn chân trước những gì mà nền CNTT Nhật Bản đang có. Một người bạn cười và khuyên anh: “Hãy bình tĩnh mà đi tới, bởi Nhật Bản đã như ông già 60 tuổi, còn VN trong lĩnh vực này chỉ là một em bé mới sinh...”.
Ấy vậy mà chỉ sau một thời gian ngắn Lâm đã được chứng kiến cảnh “ông già 60 tuổi” kia đã phải chấp nhận để một “anh chàng người Mỹ” làm thay cái việc nối mạng toàn cầu.
Sự kiện này đã làm Lâm suy nghĩ rất nhiều: chưa hẳn người VN không thể bắt kịp tri thức CNTT của thế giới... Thời điểm này - 1997, Tập đoàn Intel mở văn phòng tại VN, một cơ hội mới đang chờ đón một người trẻ VN...
Lâm kể lại: “Thời điểm đó tôi đang đi dạy ở thành phố Vinh, Nghệ An. Nghe tin Tập đoàn Intel đang cần một người nghiên cứu các giải pháp cho khách hàng VN. Họ đã phỏng vấn đến 12 người mà chưa chọn được, tôi quyết liều một phen đăng ký phỏng vấn đến ba vòng.
Tôi còn nhớ hình ảnh thật tức cười trong tình huống cuộc phỏng vấn chỉ diễn ra bằng... tay, ai nói người đó hiểu. Nói mãi, nói mãi rồi người Mỹ phụ trách phỏng vấn cũng biết lờ mờ rằng tôi có kiến thức về CNTT nên phán: “Mày chắc được rồi, chỉ có tiếng Anh tệ quá!”.
Đi làm. Thử thách kinh khủng nhất đối với Lâm là khi nghe tiếng chuông điện thoại. Lâm cứ thấy bủn rủn cả người mỗi khi tiếp những cuộc điện thoại từ nước ngoài gọi sang bởi vốn tiếng Anh ít ỏi của mình.
Mà cái gì mình sợ thì cứ tới liên tục. Điện thoại từ nước ngoài tới tấp gọi về! Đi họp cũng lại sợ, một sếp người Singapore nói: “Cái gì không biết mày cứ hỏi tao”. Anh đáp thật tình: “Cái gì tao cũng không biết”.
Anh này trợn mắt, nhún vai và lắc đầu...! Lúc đó Lâm đã 31 tuổi, cái ấm ức của tuổi đáng ra đã phải yên bề công danh khiến anh thấy chỉ có một lối thoát duy nhất: học, học và học!
Hai năm đầu làm việc cho Intel, Lâm không còn thời gian nào dành cho mình và gia đình. Mỗi ngày phải học từ 12-14 giờ, người cứ căng ra, cái mẹo duy nhất để tránh nỗi sợ hãi khi nhận điện thoại từ nước ngoài là câu nói thuộc lòng bằng Anh ngữ: “Mày cứ gửi mail sang cho tao!”.
Một lần giám đốc người Anh ở Singapore điện sang nhờ mua giùm mấy cái “table cloths” (khăn trải bàn) ở khu du lịch Hội An, nhưng Lâm nghe ra là “table clock” (đồng hồ để bàn) nên nhờ người quen tìm khắp Hội An để mua... đồng hồ để bàn.
Tìm không ra, anh mail sang báo thì vị giám đốc ngớ ra cười ầm và bảo: “Làm với Intel mà dốt tiếng Anh là không được, cho dù mày giỏi vi tính cỡ nào. Tao gửi mày 5.000 USD để học tiếng Anh, phải học cho đàng hoàng”.
Số tiền này đủ cho 100 giờ học tiếng Anh ở Hội đồng Anh kiểu một thầy một trò. Cánh cửa khó nhất được mở ra với Lâm, với một kinh nghiệm mới khi làm việc với các tập đoàn lớn: “Đừng giấu dốt, bạn sẽ được giúp đỡ!”.
Sau hai năm, kết quả xếp loại hằng năm của Lâm từ trung bình dần tăng lên khá giỏi, rồi đến lúc anh được bình chọn vào hạng “outstanding” mà cả Intel châu Á chỉ có Lâm và một người Trung Quốc đạt được!
Con đường đến với “người giàu nhất hành tinh!”
Không phải ngẫu nhiên mà Tập đoàn Microsoft “mua” Trịnh Thanh Lâm về trong thời điểm tháng 1-2005.
Công việc chính thức dài lâu mà tập đoàn của ông trùm Bill Gates giao cho Lâm là giám đốc marketing cho Microsoft tại VN, nhưng một nhiệm vụ đặc biệt đang chờ anh trước mắt: là người VN duy nhất của Microsoft có mặt để dẫn chương trình và phiên dịch cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Bill Gates trong chuyến viếng thăm lịch sử của Thủ tướng tới Mỹ vào tháng 6-2005!
Và vinh dự hơn là những gì mà con người giàu nhất hành tinh này đã chuẩn bị cho cuộc gặp với Thủ tướng VN một cách trân trọng nhất, với cả băngrôn bằng tiếng Việt: “Chào mừng Thủ tướng Phan Văn Khải” - điều ít thấy ở một nơi mà 100% sử dụng Anh ngữ...
39 tuổi đời, dáng vẻ phong trần, chân tình, không cầu kỳ, không điệu đàng dù cho anh đang là “người nhà” của Bill Gates. Sự thay đổi công việc lần này đối với Lâm không khó khăn như thời anh bước chân vào Intel vì anh đã có “cái giá” của mình.
Lâm nói đơn giản và khá hài hước về mình: “Thật ra có vài khác biệt. Ở Intel, tôi làm chuyên gia phần cứng, nhưng về với Microsoft tôi phải làm chuyên gia phần mềm, phải hoạch định được hướng tiếp cận và khai thác thị trường...
Tất cả điều đó không quan trọng một khi bạn đã tự trang bị cho mình những chuẩn mực mang đẳng cấp quốc tế trong công việc. Giờ đây tôi có thể thoải mái làm mọi việc tại VN hay Singapore, Ấn Độ hay Hoa Kỳ mà không còn lo sợ điều gì như thời mới về Intel...”.
Bây giờ “cậu bé nhà quê” năm xưa đã lịch lãm comlê ngon lành trong chiếc Mercedes C240 bóng loáng rong ruổi khắp phố phường Hà Nội hay có mặt trên những khoang máy bay thượng hạng bay đi khắp năm châu với “thương hiệu”: người của Bill Gates...
Nhưng điều mà anh thích nhất là một buổi chiều thật rảnh rỗi, bạn bè “alô” một tiếng đi cà phê hay uống vài cốc bia; hoặc về quê nhà quây quần bên mâm cơm với những người nông dân và nói đủ thứ chuyện trên đời.
Biết đâu, câu chuyện tiến thân cũng như những nỗ lực không mệt mỏi để vượt qua những trở ngại của Lâm sẽ gieo vào lòng những đứa trẻ nhà quê nào đó một ngọn lửa khát vọng, rằng một ngày nào nó cũng sẽ được đi xa như chú Lâm và câu chuyện cổ tích “ngày xửa, ngày xưa... ” sẽ trở thành sự thật!...
TIẾN HÙNG - TRẦN NGUYÊN
tuổi trẻ online
Những người “làm thuê số 1”: Từ 50.000đ/tuần đến 6.000USD/tháng
12:16 AM
Marketing giỏi nhất VN |
TT - Đã có một thời những mối quan hệ lao động được xác lập bởi giá trị cơ bắp. Đã có một thời người ta bình đẳng trong cơ chế “trung bình chủ nghĩa”.
Và có một thời vị trí lãnh đạo được xem là vật mua bán, biếu xén hoặc “để dành” cho con em các sếp bất chấp năng lực...
Còn bây giờ, khi cuộc đua thương trường đã thật sự khốc liệt, có những người trẻ ở độ tuổi 20-30, họ không có vốn tiền tỉ, không vai vế thân quen, nhưng họ được một đơn vị, một công ty hay một tập đoàn đa quốc gia mời về, “đặt” vào những vị trí quan trọng và tất nhiên đồng lương trả cho họ cũng phải thật xứng đáng bởi họ là những “người làm thuê số 1”!
Đây là câu chuyện về Lê Trung Thành - hiện là phó tổng giám đốc Pepsi VN với mức lương hơn 6.000 USD/tháng, đồng thời là thành viên sáng lập Trường dạy nghề marketing IAM. Nhưng ít ai biết để trở thành một marketing giỏi nhất VN và được Tập đoàn Pepsi tuyển dụng, chàng trai 34 tuổi đã “khởi nghiệp” bằng những bảng điều tra thị trường với tiền công 50.000 đồng/tuần!...
Những bài học đầu tiên
Năm 1992, lần đầu tiên ở VN xuất hiện hoạt động khảo sát thị trường. Một công ty nghiên cứu thị trường từ Thái Lan cử chuyên gia bay sang đặt vấn đề liên kết với ĐH Kinh tế TP.HCM thực hiện cuộc điều tra diện rộng trên người tiêu dùng TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Thành là một trong năm sinh viên tình nguyện tham gia dự án điều nghiên này.
Thời ấy, những hoạt động khảo sát thị trường đều trong tình trạng sơ khai, đối tượng phạm vi khảo sát chưa được chọn lựa , chủ yếu đụng đâu hỏi đó. Cầm bảng câu hỏi, chàng sinh viên kinh tế cứ thế mà lủi vào bất cứ khu phố nào có vẻ “hiền, hiền...”, gõ bất cứ cửa nhà nào thấy “dễ, dễ...”, cũng có khi cả buổi chẳng thu thập được gì bởi đối tượng không nằm trong phạm vi khảo sát. Mỗi bảng câu hỏi làm rất công phu, được trả công 5.000 đồng. Và lần đầu tiên trong đời, Thành đã kiếm được tiền: 50.000 đồng cho một tuần đi khắp hang cùng ngõ hẻm!
“Nhưng bù lại, có một cái gì đó rất khác lạ đã nhen lên trong đầu tôi với bảng câu hỏi và những cách thức mà người ta tìm kiếm dữ liệu. Nó khác hoàn toàn với những bộ môn đã học trong nhà trường. Lần đầu tiên tôi biết một cách căn bản về “thăm dò”, “điều nghiên”, những thuật ngữ tưởng chừng như đơn giản mà sau này tôi mới biết những thông tin đó quyết định số phận cả một dự án hàng triệu USD. Cậu SV năm cuối dần dần bộc lộ mình là người có đầu óc tổ chức và nhiều kinh nghiệm nhất trong nhóm, được “lên chức” nhóm trưởng, rồi phụ trách truyền đạt kỹ năng cho những sinh viên mới hơn. Rồi được đi Hà Nội, Đà Nẵng...
Ký ức những ngày đầu học nghề vẫn chưa phai trong tâm trí “vị” phó tổng giám đốc ở tuổi 34 hôm nay: “Lần ấy, Công ty sữa F. đã đổ không biết bao nhiêu tiền để điều tra về thị trường sữa ở VN. Tôi lấy làm lạ, F. là một thương hiệu lớn toàn cầu sao phải điều tra quá tốn kém như thế.
Các số liệu thống kê do chúng tôi mang về chứa đựng một thông tin hết sức quan trọng: nói về sữa, người dân chỉ biết hai chữ “Ông Th.” - một nhãn hiệu quá quen thuộc vốn trước đây là của Hãng F. Và đúng như tôi phán đoán, Hãng F. phát động cuộc chiến đòi lại nhãn hiệu “Ông Th.” của mình. Cho dù chiến thắng không thuộc về Hãng F. một cách trọn vẹn, nhưng tôi đã thấy được sức mạnh kinh hồn của những tấm phiếu điều tra thị trường - bài học đầu tiên về thương hiệu của tôi đã có từ đây”.
Tốt nghiệp loại xuất sắc, không đi “đầu quân” cho các công ty nước ngoài như nhiều sinh viên giỏi khác, Thành quyết định ở lại làm việc tại Trung tâm nghiên cứu thị trường của ĐH Kinh tế. Thành thú thật: “Trước tiên là do mê công việc mới mẻ này, nhưng thực tình tôi cũng chờ một suất học bổng của trường”. Mức lương 600.000 đồng/tháng chẳng thấm vào đâu so với công sức anh bỏ ra cho những dự án khảo sát thị trường tiếp theo.
“Năm 1993, hàng loạt “đại gia” như Caltex, Unilever, Johnson and Johnson, P & G…bắt đầu xuất hiện và kéo theo hàng loạt phương thức tiếp thị... Tôi lao vào tiếp cận, học hỏi hầu hết các loại hình khảo sát lúc ấy: công nghiệp, hàng tiêu dùng, thói quen tiêu xài, sở thích xem truyền hình... Những cánh cửa mới cứ mở ra liên tục nên tôi nghĩ không thể đứng bên ngoài mà học được, cần phải bước vào bên trong mới có thể nhìn được cận cảnh. Tự nhiên lúc đó tôi khát khao được đi làm cho những tập đoàn nước ngoài một cách mãnh liệt, đi làm không vì đồng lương cao hơn mà nơi đó, tôi sẽ học được điều mình cần...”.
Với doanh nghiệp trong nước, Thành là người “quan trọng”, có kinh nghiệm, nhưng khi bước chân gõ cửa các tập đoàn, công ty đa quốc gia thì anh thấy mình là... con số không! Sau này đúc kết lại, chưa bao giờ trong đời Thành bị người ta từ chối nhiều như thế. Đơn xin việc nộp ào ào, và nơi nào cũng hỏi về... kinh nghiệm. Cuối cùng đành phải đi đường vòng: làm sales (nhân viên bán hàng) cho Hãng Caltex!
“Đó là giai đoạn mà tôi khủng hoảng đến vật vã, tôi được giao đi chào hàng món “khó nuốt” nhất là... nhựa đường! Hết nhựa lại tới nhớt! Không còn cảnh áo trắng cà vạt, xách cặp táp đi làm điều tra thị trường như ngày nào. Nhiệm vụ của tôi lúc ấy là tiếp cận với... lề đường, với những người thợ sửa xe lấm lem dầu mỡ và nói toàn những câu chuyện đá banh, vụ án, chuyện “xe cán chó” mới hòa nhập khách hàng được. Tôi cảm thấy mình lì hơn, nhưng nghĩ lại mới thấy đó cũng là một giáo trình quí giá sau này, những gì tôi học trong nhà trường chỉ một thì cuộc đời đã dạy tôi mười!”.
Là nhân viên bán dầu nhớt, nhưng công ty cũng qui định lưu loát tiếng Anh! Thành lại phải vật vã vượt qua những tiêu chuẩn mới: tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật “vượt qua phản đối” mà người bán hàng lúc nào cũng phải đối diện.
Khi chuyển sang làm việc cho Unilever qua một cuộc phỏng vấn “chữa cháy” cho một người bạn, Thành mới hiểu đúng về giá trị của công việc và kinh nghiệm. Khi tham gia phỏng vấn, người ta đề nghị Thành đưa ra mức lương cho chính mình (điều này hầu như còn rất xa lạ đối với các doanh nghiệp nhà nước), Thành đề nghị mức cao gấp đôi so với lương đang hưởng bên Công ty Caltex: 400 USD/tháng. Nhưng thật không ngờ, Unilever đồng ý ngay mức lương tự đề xuất đó! Cuộc đời Thành rẽ sang một bước ngoặt khác...
Thất bại và thành công
Nhiệm vụ đầu tiên được giao khi về đầu quân cho tập đoàn Unilever là xây dựng thương hiệu cho hai sản phẩm: xà bông Lifebuoy và Lux. Thành làm việc độc lập, được báo cáo thẳng với trưởng phòng tiếp thị. Đó là một người phụ nữ Thụy Sĩ cho tới giờ anh vẫn rất kính trọng:
“Bà ấy bảo bà có nhiệm vụ nâng đỡ những tài năng VN và suốt tám năm trời mình đã có dịp kiểm chứng lời bà ấy nói. Mỗi khi mình làm hết sức mà chưa được như ý thì bà vò đầu, bứt tai cảm thấy như chính bà chưa làm tròn bổn phận”. Học với người giỏi phải luôn ở tư thế “hừng hực lửa” và đừng bao giờ nghĩ đến việc gặp người đàn bà Thụy Sĩ này với cái đầu trống không. Bà ấy bảo: “Hãy suy nghĩ và chọn ra giải pháp rồi đến nói chuyện với tôi sau!”.
Trong môi trường như vậy, Thành đã bước vào thử thách đầu tiên bằng cách “chinh phục” con dấu “cầu chứng” cho nhãn hiệu Lifebuoy. Đó là thời điểm mà nhãn hiệu này đang bị hai đối thủ khác cạnh tranh dữ dội. Và cuối cùng chàng trai trẻ đã giành chiến thắng ngoạn mục với con dấu “cầu chứng” của Viện Pasteur với cam kết 10 triệu bánh xà phòng phát không cho hệ thống y tế hạ tầng trong ba năm.
Để có được thành công đó, trong suốt ba năm trời Thành phải đi ghe vào tận những vùng sâu nhất của ĐBSCL hay lặn lội lên những bản làng tít tận Cao Bằng để điều tra, nghiên cứu nhãn hiệu của mình làm có tác dụng ra sao đối với cộng đồng. Đó cũng là một giá trị quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu: giá trị mà sản phẩm mang lại cho cộng đồng - cái chân của hoạt động marketing chuyên nghiệp là đây.
Năm 1999, nhãn hiệu Lifebuoy được giải thưởng Unilever toàn cầu bởi liên tục tăng trưởng trong vòng ba năm. Phần thưởng dành cho “công trạng” này là một suất du học cao học quản trị kinh doanh tại Úc.
Học xong, vừa từ Úc quay về, Thành vấp phải một khủng hoảng trong sáu tháng đầu tiên: sản phẩm nhuộm tóc Sunsilk vốn thành công rực rỡ ở Thái Lan lại thất bại nặng nề tại thị trường TP.HCM. Hóa ra, sai lầm lại nằm ở điểm cơ bản trong nghiên cứu thị trường do nôn nóng và chủ quan khi nghĩ rằng: ở Thái Lan thành công thì ở VN chuyện chiếm lĩnh thị trường là việc... đương nhiên!
Chỉ trong ba tuần thử nghiệm đã có ngay kết quả đắng cay: lỗ 3 triệu USD! Có hai thái độ phải lựa chọn của người lãnh đạo chương trình khi bị thất bại nặng nề: một, đổ thừa “không phải lỗi tại tôi”; hai, cắn răng nhận trách nhiệm và quyết tâm làm lại. Thành đã chọn cách thứ hai khi anh đến gõ cửa phòng tổng giám đốc và đề nghị: “Hãy cho tôi thêm sáu tháng nữa để làm lại mọi việc. Nếu không làm được tôi sẵn sàng chấp nhận bị đuổi việc!”.
Những cái nhìn tỉnh táo hơn, những cuộc điều tra khoa học hơn, mẫu mã được thay đổi..., chỉ sau sáu tháng doanh số tăng gấp đôi, sản phẩm dần lấy lại được thị trường. Sếp gật gù khen ngợi, nhưng với Thành đó là một bài học xương máu trên con đường chinh phục thị trường...
Thất bại cũng như khả năng chuyển bại thành thắng của Thành không lọt qua được mắt của những tập đoàn, công ty đa quốc gia. Tổng giám đốc Pepsi VN, ông Phạm Phú Ngọc Trai, nói đơn giản nhưng đầy đủ khi mời Thành về làm việc với cương vị phó tổng giám đốc phụ trách toàn bộ mảng marketing: “Đó là một con người làm việc đầy say mê và có sự sáng tạo mãnh liệt!”.
Con đường chinh phục thị trường của Lê Trung Thành vẫn còn là con đường dài phía trước, nhưng với riêng anh vẫn không thôi ấp ủ một hoài bão: đưa Trường dạy nghề marketing IAM trở thành một trung tâm đào tạo chuyên gia markerting hàng đầu của VN!
TIẾN HÙNG - TRẦN NGUYÊN
Tuổi trẻ onlineGiveaway of the Day -
System Requirements: | |
---|---|
Publisher: | |
Homepage: | |
File Size: | |
Price: |