happy life why not
Cafe chiều thứ 7 - HHT Select - Some nice music - Some useful software - Some wisdoms - Some thoughts and more ... But what's the meaning of your life? What do you live for? What's the aim of your living? Do you have your own answer?

Đi tìm sự ấm áp

7:08 PM
Viết bởi Thục Hân (Dịch)

Đó là một buổi sáng lạnh buốt ở vùng Denver. Thời tiết ở vùng này không thể dự đoán được. Chỉ mới ngày hôm qua, trời còn nắng ấm, hôm nay đã có bão tuyết ngập đường.
Đó là một buổi sáng lạnh buốt ở vùng Denver. Thời tiết ở vùng này không thể dự đoán được. Chỉ mới ngày hôm qua, trời còn nắng ấm, hôm nay đã có bão tuyết ngập đường.

Một ngày như thế này nên là một ngày nghỉ ngơi trong nhà. Nhưng đó lại không phải là ngày của tôi. Hôm đó, tôi có một buổi nói chuyện ở Trung tâm Hội nghị Denver với khoảng 200 sinh viên.

Và khi tìm đến chiếc micro không dây, tôi lại phát hiện ra nó đã hết pin. Không còn sự lựa chọn nào khác, tôi đành mặc áo dựng cao cổ, quàng khăn và cắm cúi đi ra khỏi nhà.

Ngay góc dãy phố thứ hai, tôi thấy một biển hiệu nhỏ cho biết rằng có một cửa hàng tạp hoá ngay gần đó.

Trong cửa hàng cũng chỉ có hai người. Cô bán hàng là người da màu, đứng sau quầy thu tiền, có chiếc thẻ gắn ở ngực áo, đề tên Roberta. Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài mà đánh giá thì trông cô gái cũng rất đơn giản.

Người thứ hai là một ông cụ, dường như vào đây để tránh rét. Ông cụ loanh quanh giữa những giá hàng, có vẻ không vội vã gì.

Nhưng tôi cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến một ông cụ rảnh rỗi. Tôi cần mấy cục pin, và có gần 200 sinh viên đang chờ tôi ở Trung tâm Hội nghị. Chúng tôi có nhiều việc phải làm và có mục đích.

Ngay khi tôi định ra quầy tính tiền thì ông cụ đã ra đó trước tôi. Roberta mỉm cười. Ông cụ thì không nói lời nào. Roberta cầm từng món hàng mà ông cụ đã chọn để bấm mã số vào máy. Tôi tò mò nhìn theo. Hoá ra ông cụ đi giữa một buổi sáng lạnh lẽo đến tận đây chỉ để mua một cái bánh ngọt và một quả chuối! Thật là kỳ cục!

Roberta đã tính ra tổng số tiền, còn ông cụ thì chậm chạp cho tay vào túi chiếc áo khoác cũ. “Nhanh lên nào” - Tôi nghĩ - “Ông có thể rảnh rỗi cả ngày, nhưng tôi thì còn rất nhiều việc phải làm!”.

Ông cụ rút ra một tờ tiền nhàu nát và vài đồng xu, đặt lên quầy tính tiền. Roberta cười tươi, thu chỗ tiền lại như thể cô vừa nhận được một kho báu.

Khi Roberta cho chiếc bánh và quả chuối vào túi nylon, một điều đáng nhớ đã xảy ra. Ông cụ vẫn không nói lời nào, chỉ chìa bàn tay về phía trước. Bàn tay già nua, gầy guộc và run rẩy.

Roberta nhẹ nhàng lồng quai của chiếc túi nylon vào cổ tay ông cụ. Và cô cười tươi hơn.

Không chỉ thế, cô bất chợt nắm lấy cả hai bàn tay ông cụ, nhanh chóng lấy chiếc khăn cô đang đặt trên lò sưởi để quấn vào tay ông cho ấm.

Sau đó, Roberta quàng chiếc khăn lên cổ cho ông cụ, và cài thêm một khuy áo cho ông. Ông vẫn không nói lời nào, nhưng tôi tin rằng trong đôi mắt già nua đang có những tia sáng ấm áp. Có thể ông đang ghi nhớ lại khoảnh khắc này, ít nhất là đến ngày mai, khi ông quay lại đây mua hàng.

Quàng xong khăn cho ông cụ, Roberta nhìn ông và trách:

- Nào, cháu đã nhắc ông bao nhiêu lần là phải mặc thật ấm khi ra đường? Cháu dặn ông phải cẩn thận cơ mà?! - Cô dừng một chút như để nhấn mạnh - Cháu muốn ngày mai vẫn nhìn thấy ông đến đây khoẻ mạnh!

Ông cụ cầm chiếc túi và lại chậm chạp đi ra cửa.

Lúc đó, tôi nhận ra rằng ông cụ đến đây không phải để tìm một chiếc bánh ngọt và một quả chuối. Ông đến để tìm sự ấm áp. Trong trái tim.

Tôi hỏi Roberta:

- Đó là họ hàng hay hàng xóm của cô phải không, Roberta?

Roberta có vẻ phật ý khi tôi cho rằng cô chỉ đối xử như vậy với hàng xóm hoặc họ hàng. Đối với Roberta, rõ ràng, tất cả mọi người đều đặc biệt.
Read On 0 comments

Dám tưởng tượng

8:46 PM
Cùng đội Mỹ tham dự Olympics 1976 ở Montreal, tôi đứng thứ 13. Và cực kỳ hy vọng vào kỳ Olympics 1980. Ngay từ mùa hè năm trước, tôi đã bắt đầu luyện tập.

Nhưng vào tháng 11 năm đó, tôi bị tai nạn ôtô và chấn thương ở vùng lưng dưới. Tôi phải ngừng tập vì cứ cử động mạnh là đau buốt khủng khiếp. Dường như mọi sự đã rất rõ ràng: tôi phải từ bỏ giấc mơ Olympics. Tất cả mọi người đều buồn cho tôi, trừ tôi.

Có lẽ bạn sẽ cho đó là kỳ lạ, nhưng chính tôi lại "động viên" các bác sĩ rằng tôi tin họ và những nhà trị liệu vật lý sẽ làm cho tôi sớm khoẻ lại, và tôi sẽ luyện tập trở lại. Giấc mơ Olympics vẫn luôn xuất hiện trong tôi, hàng ngày, hàng giờ.

Nhưng thời gian thì cứ trôi đi, tôi thì thậm chí còn không đi lại được bình thường. Trong khi thời gian chỉ còn vài tháng nữa! Thế là tôi bắt đầu luyện tập bằng cách duy nhất mình có thể: bằng trí tưởng tượng.

5 môn phối hợp bao gồm: chạy vượt rào 100m, ném tạ, nhảy cao, nhảy xa và chạy nước rút 200m. Tôi đặt mua băng video quay những người đang giữ kỷ lục thế giới trong cả 5 môn mà tôi cần tập. Ngồi trên chiếc ghế nhỏ trong bếp, tôi xem những băng video đó rất nhiều lần. Đôi khi, tôi xem theo kiểu tua chậm, hoặc dừng từng hình một để nhìn thật kỹ, phân tích và rút kinh nghiệm. Khi thấy hơi chán, tôi lại xem theo kiểu tua ngược để cười một mình. Tôi đã xem như thế hàng trăm tiếng đồng hồ, học hỏi và thẩm thấu. Ngoài ra, trong khi nằm nghỉ, tôi cũng tưởng tượng thật tỉ mỉ về những cuộc thi.

Tôi biết một số người sẽ cho là tôi sắp phát điên, nhưng thực ra chỉ là tôi không sẵn sàng bỏ cuộc. Tôi tập luyện chăm chỉ hết mức có thể - dù không hề vận động một cơ nào.

Cuối cùng, các bác sĩ cũng chẩn đoán được là tôi bị tổn thương ở đĩa đệm xương sống. Họ có chương trình điều trị cụ thể, nhưng tôi vẫn chưa tập luyện bình thường được. Sau ít lâu, khi có thể đi lại một chút, tôi nhờ mọi người dựng sân tập cho tôi của cả 5 môn. Và dù không tập luyện được, nhưng tôi cứ đứng ở sân tập, tưởng tượng thật chi tiết những bài tập mình sẽ tập nếu có thể. Hàng tháng trời, tôi cứ tưởng tượng, hình dung lặp đi lặp lại hình ảnh mình tập luyện, dự thi và cả... chiến thắng.

Nhưng chỉ tưởng tượng thôi có đủ không? Liệu tôi có thể giành một huy chương nào ở Olympics khi phải dự thi với những vận động viên luyện tập thật sự hàng ngày?

Gần đến kỳ Olympics, tôi bình phục vừa đủ để tham dự. Tôi dự thi 5 môn một cách thuần thục. Và như một giấc mơ, khi đang rời khỏi sân vận động, tôi nghe tiếng trên loa đọc tên mình.

Tôi sung sướng đến nín thở, dù tôi cũng đã tưởng tượng ra việc này cả hàng ngàn lần. Thế mà tôi vẫn rơi nước mắt và cảm thấy hạnh phúc ngập tràn khi tiếng loa thông báo:"Huy chương bạc, 5 môn phối hợp, Olympics 1980: Marilyn King".
Read On 0 comments

Chiếc phong bì màu trắng

10:36 PM
Bố tôi rất ghét ngày lễ tết, không phải là ghét những truyền thống và phong tục, mà là phần "thương mại hoá": việc chi tiêu quá mức, việc cuống cuồng chạy ra siêu thị vào những phút cuối cùng để mua một chiếc cravat cho chú Harry hay một chiếc lược cho bà, những món quà được tặng trong sự vội vã chỉ vì không thể nghĩ ra thứ gì khác.


Là con cả và là người "thân" với bố nhất, tôi luôn biết rõ bố cảm thấy thế nào. Chính vì vậy, tới một năm, tôi quyết định không mua tặng bố những món quà thông thường.


Em út của tôi, Kevin, năm đó 8 tuổi. Ngay trước kỳ nghỉ cuối năm, nó cùng đội đấu kiếm của trường "thi đấu giao hữu" với đội đấu kiếm của trại trẻ mồ côi. Đa số những cậu bé trong đội đấu kiếm đó là người da đen, các em mặc những bộ quần áo cũ, thậm chí sờn rách, trái ngược với đội quân hùng hậu của trường Kevin, tất cả đều mặc đồng phục màu xanh với những chiếc mũ bảo vệ bóng loáng.


Khi trận đấu bắt đầu, tôi giật mình vì nhìn thấy đội đấu kiếm của trại trẻ mồ côi tham gia mà không hề có mũ bảo vệ. Có lẽ đó là món đồ xa xỉ mà họ không thể mua được.


Tất nhiên, kết cục là đội của trường Kevin đã nuốt chửng đội trại trẻ mồ côi. Nhưng mỗi khi một cậu bé da đen bị thua, cậu ta vẫn cúi chào và mỉm cười tự tin, một kiểu tự hào của trẻ con khi chưa biết nỗi buồn thất bại.


Bố ngồi cạnh tôi lắc đầu buồn bã:


- Giá như chỉ một cậu bé da đen thắng được... - Bố nói - Chúng rất có tiềm năng, nhưng thua liên tục thế này có thể làm chúng nhụt chí...


Bố tôi rất yêu trẻ con và hiểu chúng, vì bố từng làm huấn luyện viên cho đội bóng đá và bóng chày nhi đồng.


Đó là khi ý tưởng về một "món quà" cho bố xuất hiện. Ngay chiều hôm đó, tôi "mổ lợn" và đi mua 12 chiếc mũ bảo vệ, rồi gửi đến đội đấu kiếm của trại trẻ mồ côi mà không đề tên người gửi.


Vào đêm giao thừa, tôi đặt một chiếc phong bì trắng vào giữa những món quà mọi người gửi đến cho bố. Trong đó, tôi viết về việc tôi đã làm và nói rằng đó là món quà tôi tặng bố. Bố chưa bao giờ vui như thế.


Và cứ thế mỗi lần năm mới đến, khi thì tôi gửi cho những trẻ em khuyết tật một ít sách, khi thì gửi một "tài khoản" cho cậu bé ở phố bên cạnh mới bị cháy nhà....


Và cứ như thế chiếc phong bì trắng luôn là món quà được bố mở cuối cùng, và đọc cho các em tôi cùng nghe, trong khi tôi đứng bên cạnh bố, đỏ mặt vì tự hào.


Đầu năm ngoái, bố tôi đã mất vì ung thư. Vào những ngày cuối năm, tôi quá buồn bã tới mức chẳng nghĩ tới việc chuẩn bị một món quà nào cho ai. Và cũng chẳng chuẩn bị một chiếc phong bì trắng nào.


Nhưng sáng hôm sau, tôi thấy trên bàn có tới ba chiếc phong bì trắng. Mỗi đứa em tôi đã làm một chiếc phong bì, kể lại những việc tốt mình đã làm. "Truyền thống" của gia đình tôi đã "lan truyền" tới các em tôi, và tôi chắc chắn rằng sẽ còn kéo dài nữa. Dù bố tôi không còn đọc những phong bì màu trắng vào ngày đầu năm, nhưng tôi tin rằng bố vẫn luôn ở bên cạnh chúng tôi, bất kỳ thời điểm nào.

Viết bởi Thục Hân (Dịch)
Read On 0 comments

ĐÓ LÀ MÙA HÈ CỦA TÔI

6:43 PM
Trong nhóm tình nguyện toàn các anh chị sinh viên đó, tôi ít tuổi nhất, mới 15 tuổi. Công việc của chúng tôi giản dị là dạy học cho những em bé bị thiểu năng. Chúng tôi có khoảng 30 học trò với những nụ cười tươi sáng hơn cả Mặt Trời mùa hè trong ngày đầu tiên nhập lớp.

Cả lớp học chung vào các buổi sáng, còn các buổi chiều, mỗi tình nguyện viên sẽ "ghép đôi" với một học trò, cùng học, đọc, vẽ, xếp hình... Học trò riêng của tôi là Mikey, một cậu bé 9 tuổi, cao, gầy, và bị rối loại cảm xúc nghiêm trọng. Ngày đầu tiên đến lớp, cậu bé đứng một mình một góc, nhìn hết người này đến người khác, vẻ sợ sệt. Khi tôi bước lại gần, định chạm vào Mikey thì chợt cậu bé hét toáng lên.

Sáng nào Mikey cũng đi tới góc lớp ấy, và đứng một mình ở đó. Cậu bé cự tuyệt dữ dội sự chăm sóc của tất cả các tình nguyện viên, đến mức chẳng ai biết phải làm thế nào với cậu nữa. Ngay cả những học sinh khác cũng tránh Mikey, vì không muốn phải nghe cậu bé hét lên hay chịu những cơn giận dữ kỳ quặc của cậu.

Chỉ còn mình tôi sáng nào cũng đứng đợi Mikey ở cửa lớp. Cậu bé đi ngay tới góc lớp quen thuộc, còn tôi lẽo đẽo đi theo, sẽ đứng cạnh hoặc ngồi cạnh cậu hàng tiếng đồng hồ, và cũng không nói lời nào.

Mấy hôm đầu, Mikey lại gào toáng lên, mọi người lại nhìn ra phía chúng tôi, dù ngượng gần chết, nhưng tôi cứ ngồi lì cạnh Mikey. Cứ như thế suốt 2 tuần liền, nhưng Mikey không hề tỏ ra thân thiện hơn. Có lúc tôi đã nghĩ rằng, có lẽ trong nhiệm vụ tình nguyện viên đầu tiên của mình, tôi đã thua cuộc.

Thế rồi một chuyện xảy ra. Hôm đó tôi ngủ quên, tỉnh dậy tôi lập tức nhảy lên xe đạp và phóng tới lớp học. Khi tôi bước vào lớp, tất cả mọi người bỗng... im lặng. Sự im lặng bất thường ở một lớp học vốn lúc nào cũng sôi nổi khiến tôi hơi hoảng.

Nhưng ngay lúc ấy, tôi nghe có ai đó... vỗ tay. Rồi ai đó khác nữa. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Thế rồi tiếng vỗ tay to dần lên. Tất cả mọi người vỗ tay rào rào! Chẳng lẽ mọi người đang chế nhạo chuyện tôi đến muộn?

Rồi chị trưởng nhóm mỉm cười, đi đến chỗ tôi, và giải thích mọi chuyện.

Sáng hôm ấy, khi Mikey đến lớp rất sớm, và khi không thấy tôi đứng đợi ở cửa, cậu bé bắt đầu đi từ bàn này sang bàn khác, nhìn kỹ từng anh chị tình nguyện viên, và hỏi:
- Anh Paul đâu? Anh Paul đâu rồi?
Và đó là những từ-đầu-tiên-Mikey-nói-thành-lời trong suốt 2 năm qua!
Tôi thấy mặt mình nóng bừng lên và mắt hơi ướt. Tôi nhìn vào góc lớp quen thuộc: Mikey đang đứng ở đó, mỉm cười, chỉ về phía tôi và nói: "Anh Paul! Anh Paul". Và đó là lúc tôi đưa tay lên lau nước mắt.

Hết mùa hè, chương trình tình nguyện cũng kết thúc, tôi vào năm học mới. Còn Mikey, cậu bé đã cùng gia đình chuyển tới một bang khác, tôi đã rất buồn khi nghĩ rằng mình sẽ không được gặp cậu bé nữa.

Nhưng vào năm học được khoảng 2 tháng, tôi nhận được một tấm bưu thiếp gửi từ California. Viết bằng nét chữ nguệch ngoạc là đúng một dòng chữ: "Chào anh Paul. Anh khoẻ không? Em khoẻ. Em đi học rồi". Đó là tấm bưu thiếp của Mikey. Và chỉ với một dòng chữ đó, tôi tin rằng rồi Mikey của tôi sẽ ổn cả thôi, và mùa hè của tôi đã không hề uổng phí.

Viết bởi Paul Kleinschmidt Thục Hân (dịch)
Read On 0 comments

Một ly sữa

1:12 AM
Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói , cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không hẹn trước nầy thay vì ăn cậu xin uống. Người phụ nữ đoán ra cậu đang đói và mang đến cho cậu một ly sữa lớn.
Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi: “Cháu phải trả cho cô bao nhiêu ạ"
Người phụ nữ trả lời: "Cháu không nợ cô cái gì cả.Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt"


Cậu bé cảm kích đáp : “Cháu sẽ cám ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu”

Khi ra đi cậu cảm thấy khoẻ khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người cũng mãnh liệt hơn.Trước đó cậu gần như muốn đầu hàng trước số phận.

Nhiều năm sau đó người phụ nữ bị ốm nặng . Các bác sĩ địa phương đều bó tay . Họ chuyển bà đến một thành phố lớn và tiến sĩ Howard Kelly được mơi đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở , một tia sáng ánh lên trong mắt ông . Ngay lập tức ông khoác áo choàng và đi tới phòng bênh người phụ nữ ở.
Ông nhận ra được ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chuẩn , ông quyết định dốc hết sức để cứu bệnh nhân nầy.Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.

Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Ông viết vài chữ bên lề của tờ hoá đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn tờ hoá đơn và biết rằng sẽ phải thanh toán nó hết đời mới xong .
Bỗng nhiên có cái gì đó khiến bà chú ý và bà đọc những dòng chữ nầy: "Trị giá hoá đơn bằng một ly sữa”.
Read On 0 comments

Một lời cám ơn!

12:07 AM
Nó chưa thể quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì mấy so với hàng trăm nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố khắp thủ đô Ri-ô-đờ-Ja-nê-rô.
Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bông thấy có ai đó đạp nhẹ vào tay. Tôi dừng : không có ai cả. Tôi đi tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần nầy tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt,cũng có thể đó là do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó.
- Bánh mì, ông ơi??
Nếu sống ở Braxin, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay một cái bánh mì cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi nầy. Tôi bảo nó đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát:
- Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ nầy ? - Tôi gọi.
Thằng bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ nầy sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào. Nhưng thằng bé nầy lại làm tôi ngạc nhiên.
Quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mì ở đầu kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu.
Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát.
"Nó làm cái quái gì thế ?!" - Tôi nghĩ.
Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Đứa bé mồ côi người Braxin ngước nhìn khách lạ người Mỹ cao lớn, là tôi, mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: "Cảm ơn chú?! " Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: "Cảm ơn chú nhiều lắm ạ ! "
Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó.Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất.

Khi tôi viết bài nầy tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mì cho thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động và nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì một mẩu bánh mì, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn - thực sự cảm ơn - vì những gì họ làm cho chúng ta .

Hãy dành thời gian để nói những lời cảm ơn, và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn cả.
Read On 0 comments

Khi người ta gửi đi một nụ cười

11:58 PM
Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn. Anh nhớ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn. Người bạn nầy vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi, sau bữa trưa anh boa một món tiền lớn cho chị hầu bàn. Chị hầu bàn ngạc nhiên vì món tiền boa quá lớn, đã quyết định mang tất cả đi mua xổ số. Và trúng số. Ngày hôm sau chị đi nhận giải và cho một người ăn mày trên phố một ít tiền lẻ. Người ăn mày rất biết ơn vì đã hai ngày nay anh ta chẳng được ăn gì. Sau bữa tối anh ta trở về căn phòng tối tăm của mình. Trên đường về, anh ta thấy một chú chó con đang rét run cầm cập, anh mang nó về để sưởi ấm cho nó. Chú chó rất vui mừng vì được cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến gần. Ðêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó con sủa róng riết. Chú sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi người trong nhà dậy và cứu tất cả mọi người thoát chết. Một trong những chú bé được cứu thoát đêm ấy sau nầy trở thành bác sĩ tìm ra một loại vắc-xin chữa khỏi một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho loài người. Tất cả là nhờ một nụ cười.
Read On 0 comments

Trên tuyết

11:15 PM
Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất. Trên tuyết. một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to- vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi không để ý thấy bà cụ.
Một người mẹ dẫn hai đứa con nhỏ tới nhà bà ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý.
Một viên chức ôm một chồng sách đi qua. Mải suy nghĩ nên cũng không để ý.
Bà cụ dùng cả hai tay để khép vạt áo đứt hết khuy. Dừng lại, nép vào một góc ở bến xe buýt. một quý ông ăn mặc lịch lãm cũng đứng đợi xe buýt. Ông cố đứng tránh xa bà cụ một chút. Tất nhiên là bà già rồi, chẳng làm hại được ai, nhưng nhỡ bà ấy bị bệnh lây nhiễm thì sao…
Một cô gái cũng đứng đợi xe buýt. Cô liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không nói gì.
Xe buýt tới và bà cụ nặng nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế ngay sau người lái xe. Quý ông và cô gái vội vã chạy xuống cuối xe ngồi. Người lái xe liếc nhìn bà cụ và nghĩ: “Mình không thích phải nhìn thấy cảnh nghèo khổ nầy chút nào!”.
Một cậu bé chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ:
- Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo những ai hư mới đi chân đất, đúng không mẹ?
Người mẹ hơi ngượng ngập kéo tay con xuống:
- Andrew, không được chỉ vào người khác!- Rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ.
- Bà cụ nầy chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ!- một phụ nữ mặc áo choàng lông thì thầm- Con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới phải!
Người phụ nữ nầy bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình luôn quan tâm đầy đủ đến mẹ mình.
- Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm tiền- một chàng trai ăn mặc bảnh bao thêm vào- Nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy chẳng nghèo như bây giờ!
một doanh nhân hào phóng bỗng cảm thấy ái ngại. Ông lấy trong ví ra một tờ một0 đôla, ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà cụ, nói giọng hãnh diện:
- Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giầy mà đi! Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và tự hào về mình.
Xe buýt dừng lại khi tới bến và một vài người khách bước lên. Trong số đó có một cậu bé khoảng một6-một7 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu xanh và đeo balô cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe buýt và ngồi ngay vào ghế ngang hàng với bà cụ. Rồi cậu nhìn thấy bà cụ đi chân đất.
Cậu tắt nhạc. Cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Cậu đang đi một đôi giầy cổ lông dành cho trời tuyết. Đôi giầy mới tinh và ấm sực. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Bạn bè đứa nào cũng khen!
Nhưng cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giầy, cởi tất, rồi ngồi xuống sàn xe, bên cạnh bà cụ.
- Bà, cháu có giầy đây nầy!- Cậu nói.
Một cách cẩn thận, cậu ta nhấc bàn chân lạnh cóng, co quắp của bà cụ lên, đi tất và đi giầy vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ.
Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết.
Những người khách trên xe thò đầu ra cửa sổ, nhìn đôi chân cậu thanh niên, xôn xao bình phẩm.
- Cậu ta làm sao thế nhỉ?- một người hỏi.
- Một thiên thần chăng?
- Hay là con trai của Chúa!
Nhưng cậu bé, người ban nãy chỉ vào bà cụ, quay sang nói với mẹ:
- Không phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà! Anh ấy là người bình thường thôi!
Và việc làm đó, thật sự, cũng chỉ cần một người bình thường.
Read On 0 comments

Những kinh nghiệm học tốt tiếng Anh qua Internet

9:34 AM
Đào tạo tiếng Anh qua internet đã có mặt tại Việt Nam hơn 2 năm nay. Tiếp cận cách học mới này, nhiều học viên lúng túng không biết khai thác thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là những kinh nghiệm học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả.

1. Những kinh nghiệm chung

- Học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, chứ không nên học dồn vào một lúc mà lại ngắt quãng số lần học quá lâu. Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh trực tuyến không đòi hỏi về thời gian “lên lớp” nên nhiều người không chủ động được thời gian học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày với thời gian hợp lí, bạn vừa duy trì được thói quen học tập nề nếp, lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày.

- Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học bằng các mẫu vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh...

- Gọi cho trung tâm hỗ trợ học viên của các chương trình đào tạo tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn.

2. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế

Để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý: Chương trình đào tạo đã có các bước học tập rất khoa học. Vì thế, khi học tập, các bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống. Chú ý luyện nói nhiều bằng cách luyện ngữ âm và luyện các mẫu câu thông dụng, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập, giúp rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết một cách tốt nhất.

3. Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học như thế nào cho tốt?

Khi học tập và ôn thi trắc ngiệm, các bạn học sinh nên ôn từng dạng bài trước cho nhuần nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc. Bởi vì, khi học tập và ôn luyện theo trình tự lớp học các bạn sẽ có cơ sở để hệ thống kiến thức và tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng Anh trung học này.

4. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet

- Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ). Khi gặp các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa nhanh hơn.

- Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, học viên cũng nên tận dụng hệ thống internet để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic) tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.

- Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương trình đào tạo để mở rộng vốn từ của mỗi chuyên ngành. Sau đó hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu trúc mới học.

- Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, trước hết, các học viên cũng phải có hiểu biết về kiến thức nền của chuyên ngành đó bằng tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh.

5. Những “thủ thuật” để loại bỏ thời gian chờ đợi khi học tập qua mạng internet

- Chọn trang web học tập của bạn làm trang chủ (vào Tools, chọn internet options, gõ địa chỉ trang web vào ô address, sau đó chọn apply, và chọn ok, là bạn đã có một trang chủ như mong muốn) để tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở dành cho các bạn khi các bạn lên mạng mà “quên” không học tập!

- Khi bạn sử dụng phần hỗ trợ audio hay video của hệ thông để học tập, có thể bạn phải chờ hơi lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài, các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên dung lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu không muốn chờ đợi, khi hệ thống báo “buffering…” (đang tải dự liệu về máy), các bạn hãy nhấn vào nút stop, sau đó nhấn vào play để không phải chờ đợi.

Kinh nghiệm học tiếng Anh vốn đã có rất nhiều và đã được xuất bản thành nhiều cuốn sách khác nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm để học qua internet thì không phải là ai cũng đã biết. Hi vọng bài viết này giúp các bạn học online học tập hiệu quả hơn và yêu thích hình thức học tập mang tính thời đại này.
Read On 0 comments

HÃY TIN Ở T.J

10:33 PM
Viết bởi Jim HullihanThục Hân (dịch)

Cho đến năm học lớp 10 thì T.J. được coi là học sinh quậy nhất trường! T.J. lầm lì, có khi không buồn trả lời khi thầy cô hỏi, vài lần đánh nhau. Các thầy cô thường nhăn mặt khi nhìn thấy tên của T.J. trong danh sách lớp mình sẽ dạy vào học kỳ sau

Năm đó, tất cả học sinh đều được mời tham gia chương trình ngoại khoá vì cộng đồng. T.J. là một trong số 405 học sinh tự nguyện đăng ký ngay đợt đầu tiên.

Buổi đầu, T.J. đứng tách biệt hẳn với các học sinh khác, lưng dựa vào tường ở cuối hội trường, với thái độ "Để xem có ai làm gì ra hồn không!". Nhưng dần dần, những trò chơi khiến cậu chú ý. Các nhóm bắt đầu thân thiện hơn, nhất là khi được yêu cầu liệt kê những điều tích cực về nhau. Họ còn hào hứng mời T.J. thử phát biểu, thậm chí, còn kể vài đặc điểm thú vị về cậu. Chẳng bao lâu, cậu đã cởi mở hơn nhiều.

Ngày hôm sau, T.J. còn năng nổ hơn. Đến cuối buổi, cậu đăng ký thăm gia đội "Dự án cho những người vô gia cư". Lúc đó, thầy hiệu trưởng Coggshall đi qua, thầy dừng lại lắng nghe và khi thấy
các thành viên khác trong nhóm rất ấn tượng với thái độ quan tâm và nhiệt tình của T.J., thầy gợi ý bầu T.J. làm nhóm trưởng.

T.J. không hề biết là vì cậu mà có một cuộc tranh cãi nảy lửa. Các thầy cô giáo không thể tin được rằng thầy hiệu trưởng lại đặt một kế hoạch lớn như thế vào tay cậu: "Đó là học sinh có hồ sơ những
lần bị kỷ luật dài hàng gang tay. Không khéo quyên góp được một ít thực phẩm thì nó lại ăn trộm mất một nửa!" Nhưng thầy Coggshall giữ nguyên ý kiến.

Hai tuần sau đó, T.J. và nhóm của mình đi quyên góp thực phẩm. Họ quyên góp được... 2.854 hộp thực phẩm chỉ trong 2 tiếng đồng hồ và đem tới hai trung tâm dành cho người vô gia cư của thành phố. Sự kiện này thậm chí được đăng lên trang nhất của tờ báo của bang.

T.J. tiếp tục kế hoạch thứ hai của nhóm: quyên góp được 300 chiếc chăn và 1.000 đôi giày cho các trung tâm dành cho người vô gia cư. Cậu được đăng ảnh lên báo, được khen ngợi. Ai cũng thừa nhận khả năng của T.J. Thầy cô bắt đầu khen cậu. Cậu đi học đều đặn và thường xung phong trả lời câu hỏi.

Cuối năm học đó, T.J. cùng nhóm của mình còn tổ chức một buổi quyên góp lớn, thu được 9.000 hộp thức ăn chỉ trong một ngày, và suốt năm sau đó, nhóm của T.J. cung cấp phần lớn thực phẩm cho hai trung tâm dành cho người vô gia cư.


Khi được hỏi tại sao cậu nhiệt tình và hiểu rõ cách làm dự án này đến thế, T.J. mỉm cười nói rằng chính gia đình cậu rất nghèo, bởi vậy cậu hiểu rõ những người nghèo cần gì.


Bây giờ T.J. đã trưởng thành, có một công việc ổn định là quản lý kinh doanh. Ngày hội trường, cậu đã trở về nắm lấy tay thầy Coggshall, nhẹ nhàng: “Em đã từng như một chú chim với một bên cánh gãy, nhưng đã được niềm tin của thầy đã chữa lành”.
Read On 0 comments

Tình yêu minh mẫn

12:16 AM
Viết bởi Hải Nhi


Cứ bốn năm bố tôi mới ghé qua nhà một lần, ở lại độ mươi ngày. Rồi hơn một ngàn ngày tiếp theo, nhà tôi chỉ có bốn mẹ con với nhau.
Ba đứa chúng tôi như những con thú nhỏ không bao giờ yên ổn. Còn mẹ tôi là một chiến binh quả cảm mang trong lồng ngực mình một trái tim nhân hậu.
Cứ bốn năm bố tôi mới ghé qua nhà một lần, ở lại độ mươi ngày. Rồi hơn một ngàn ngày tiếp theo, nhà tôi chỉ có bốn mẹ con với nhau.

Ba đứa chúng tôi như những con thú nhỏ không bao giờ yên ổn. Còn mẹ tôi là một chiến binh quả cảm mang trong lồng ngực mình một trái tim nhân hậu.

Sau khi giảng giải cho anh tôi nghe, anh đã ngốc nghếch thế nào khi đem chiếc mũ duy nhất của cả ba anh em và một lọ dầu Con Hổ đổi cho thằng Cò lấy hai quả cà chua, mẹ lấy roi, quất vào mông anh một cái thật đau. Mẹ bảo: “Mẹ dạy con bằng lời lẽ, là để cho con nhận ra phải trái. Mẹ dạy con bằng roi, để cho con nhớ mãi chuyện dại dột này và không dám lặp lại”.

Anh trai tôi, ôi, anh trai tôi! Anh trèo ổi ngã gãy tay. Anh thường xuyên về nhà với vết bầm dập rướm máu. Anh mang con cúi xuống đồng hun chuột, làm cháy bùng lên cả một cánh đồng phơi đầy rạ khô. Anh chạy va phải tôi, hất tôi ngã vập cằm vào bậc cửa, gãy ba chiếc răng cửa liền. Rồi anh sợ và trốn biệt tăm. Mẹ tôi đi tìm anh giữa trời mưa gió, đến nửa đêm khóc vì tuyệt vọng, nằm trong màn ngửa mặt lên mới thấy anh ôm cột, ngồi thu lu trên xà nhà!

Còn tôi? Cua đồng buộc dây bò lổm ngổm khắp nhà. Chuồn chuồn buộc đuôi khắp các dây màn. Tôi đem nhốt vào chuồng, nuôi tất cả những gì tôi bắt được. Cả chim non lẫn chuột con. Tất cả các loại lọ của mẹ, tôi đem trút hết, lấy làm hồ nuôi cá. Rồi những ổ trứng thằn lằn, trứng chim, trứng gà tôi đem cho ấp ở những nơi kín đáo, như là chum gạo, chum khoai. Chén bát ăn cơm tôi đem làm vườn ươm, mạ non, giá đỗ, mộng khoai…quanh năm nhú mầm dưới gầm giường của mẹ. Và mẹ chỉ cho tôi ăn roi khi khắp nhà bốc lên mùi chuột chết, cua chết... Rồi tay cầm chổi, chòi chọt hết mọi ngóc ngách trong nhà, lưng ướt đẫm mồ hôi.

Thằng em út của tôi, mẹ phải thường xuyên vác nó chạy xuống phòng y tế nắn xương, bó bột vì cái ước mơ làm phi công của nó. Với tấm dù hoa mẹ dùng làm chăn bay phần phật sau lưng, nó “bay” xuống từ đỉnh đống rơm, nóc chuồng trâu, chạc ba cây xoan…Thường khi chúng tôi nghe nó phát lệnh “Hãy xem ta đây”, chạy ra thì đã thấy nó ngã uỵch, rống như bò dưới đất. Có lần, tôi nghe mẹ hét lên “Nếu mẹ mà có quyền phép gì, mẹ sẽ triệt hạ tất cả những thứ nhú lên cao khỏi mặt đất đến vài mét.”

Nhưng sau mọi sự cố, cuối cùng mẹ thường ôm chúng tôi vào lòng và nói: “Nhưng dù sao, rồi các con cũng sẽ lớn lên, thành những người lớn biết suy nghĩ, thông minh và tử tế.”

Và một ngày, lời tiên đoán của mẹ bỗng thành sự thật, cuộc sống của mẹ đột nhiên tươi sáng. Ba anh em tôi từ giã tuổi ấu thơ, để bước vào thời kỳ “biết suy nghĩ, thông minh và tử tế”.

Một lần, tôi hỏi mẹ, nhờ vào đâu mẹ đủ nhẫn nại và nghị lực để vượt qua những tháng ngày “khủng khiếp” đó? Lại còn lạc quan rằng mẹ sẽ có những đứa con rất tốt? Mẹ cười “Chẳng phải dù rất nghịch ngợm, nhưng trong thâm tâm, các con rất muốn làm mẹ vui lòng sao?”

Mẹ luôn làm ba anh em chúng tôi bất ngờ vì tình yêu thương thấu suốt của mình. Và tôi phải ước rằng, nếu bà mụ đã tặng cho một người phụ nữ những đứa con, thì hãy tặng họ cả tình thương yêu minh mẫn như của mẹ tôi.
Thêm vào ưa thích
Read On 0 comments

Rocky

10:56 PM
Một buổi sáng âm u, bố bảo tôi đi cùng bởi ngày hôm đó có một việc cần làm: Rocky, chú chó của nhà tôi, cần phải được tiêm nhân đạo. Nó bị ốm rất nặng và sẽ không qua khỏi nữa. Nếu để nó sống tiếp, nó sẽ phải chịu nhiều đau đớn hơn.



Tôi vẫn còn nhớ lúc gọi Rocky lên ôtô. Rocky rất thích được cho lên ôtô cùng đi, nhưng bao giờ cũng phải có tôi nó mới chịu lên - đó chính là lý do bố cần có tôi đi cùng. Nhưng lần này, dường như Rocky cảm nhận được rằng chúng tôi gọi nó lên ôtô vì một việc gì đó khác. Nó rất buồn, và không ngẩng lên nhìn tôi lần nào.



Bố tôi lái xe đi lòng vòng hàng giờ, còn tôi thì cố nghĩ ra một lý do nào đó để không phải đến chỗ bác sĩ thú y. Nhưng chẳng có lý do nào xác đáng cả. Chỉ thấy rằng Rocky đang rất đau, rất mệt, nằm bẹp ở dưới chân chúng tôi.



Khi viết vào tờ giấy xác nhận rằng gia đình chúng tôi đồng ý để các bác sĩ tiêm nhân đạo cho Rocky, bố tôi đã khóc tới mức nhoè hết cả chữ.



Gia đình chúng tôi đưa Rocky về từ một trại động vật bị bỏ rơi, từ 5 năm trước, ngay trước khi Robert - em trai tôi - ra đời. Cả nhà tôi ai cũng yêu Rocky, nhất là bé Robert. Rocky là bảo mẫu, và là người bạn thân nhất của Robert từ khi bé mới sinh ra.



Chưa bao giờ tôi khóc nhiều như thế khi bố lái xe đưa tôi về nhà. Bé Robert chạy ra đón khi tôi bước xuống xe. Câu đầu tiên bé hỏi là Rocky đâu.



- Rocky đang ở trên Thiên Đường rồi, Robert! - Tôi trả lời, và nói thêm rằng khi ở nhà chúng tôi, Rocky đã ốm và đau rất nhiều, còn bây giờ, nó đã ở một nơi mà nó lại có thể khoẻ mạnh chạy chơi.



Cậu bé 4 tuổi suy nghĩ một chút, rồi ngẩng lên lên nhìn tôi với đôi mắt xanh sáng bừng cùng với nụ cười trong veo và chỉ tay lên trời:



- Rocky ở trên kia, phải không anh?



Tôi cố gắng gật đầu, rồi đi nhanh vào nhà để Robert không nhìn thấy tôi khóc.



Một lát sau, tôi quay trở ra ngoài vườn để tìm Robert. ở đó, Robert đang chạy qua chạy lại, ném một cành cây lên cao, đợi nó rơi xuống rồi lại nhặt lên và cố ném cao hơn. Khi tôi hỏi bé đang làm gì, Robert quay lại và mỉm cười rất tươi:

- Em đang chơi với Rocky mà anh...
Read On 0 comments

Sơn mình bằng một màu sơn khác

8:18 PM
Viết bởi Thục Hân (Dịch)

Có một người đàn ông rất thích màu vàng. Ông sơn tường màu vàng, trải thảm màu vàng, mua những đồ nội thất màu vàng, treo rèm cửa màu vàng và thậm chí đồ dùng trong bếp của ông ta cũng toàn màu vàng. Ông ngủ trên một chiếc giường màu vàng, trải đệm vàng và mặc bộ quần áo màu vàng. Rồi đến khi ông bị bệnh. Thật kỳ lạ... ông bị bệnh vàng da.

Có một người đàn ông rất thích màu vàng. Ông sơn tường màu vàng, trải thảm màu vàng, mua những đồ nội thất màu vàng, treo rèm cửa màu vàng và thậm chí đồ dùng trong bếp của ông ta cũng toàn màu vàng. Ông ngủ trên một chiếc giường màu vàng, trải đệm vàng và mặc bộ quần áo màu vàng. Rồi đến khi ông bị bệnh. Thật kỳ lạ... ông bị bệnh vàng da.

Ông gọi điện cho bác sĩ và hướng dẫn bác sĩ đến nhà:
- Anh sẽ không gặp vấn đề gì về việc tìm nhà đâu, ông chỉ cần đi theo hành lang và thấy cái cửa màu vàng, đó chính là nhà tôi.
Ông bác sĩ đi rất lâu mới trở về cơ quan. Một đồng nghiệp hỏi:
- Anh đi lâu thế? Có giúp được ông ấy không?
Bác sĩ mỉm cười:
- Tôi đi lâu vì phải mất rất nhiều thời gian mới tìm ra ông ta ở trong nhà mình!

Giống y hệt đến mức bị trộn lẫn vào những thứ xung quanh mình không phải là một ý kiến hay - đó là dụng ý hơi cường điệu của câu chuyện hài hước này.

Câu chuyện đó cũng tương tự như một mẩu tin gần đây trên báo: Một bà mẹ ở vùng Miami và một cậu bé đến đồn cảnh sát. Người mẹ nộp một ít tiền giấy và tiền xu, tổng cộng là 19,53 đôla. Cậu bé nộp vài đồng xu, tổng cộng là 85 xu. đó là hai người duy nhất đem tiền đến trả sau khi một chiếc xe của kho bạc bị tai nạn và làm đổ ra đường hơn 500.000 đôla.

Nhiều nhân chứng đã nói rằng rất nhiều người - vào giờ tan tầm hôm ấy - đã ào ra nhặt tiền bỏ vào túi - càng nhiều càng tốt - trong khi hai nhân viên trên xe của kho bạc đang bị chảy máu. Cảnh sát đã thông báo đề nghị mọi người tới trả lại tiền, nhưng người phụ nữ và cậu bé đó là hai người duy nhất đem tiền tới.

Tức là trong số rất nhiều người nhặt tiền hôm đó, có hai người có suy nghĩ khác với những người còn lại. “Tôi có con, và tôi cần phải làm gương tốt” - người mẹ nói. Bà làm việc tại một cửa hàng bán lẻ nhỏ, thu nhập rất thấp. Nhưng bà đã chọn cách không bị “trộn lẫn” với những người khác. Đúng như câu ngạn ngữ: “Đôi khi một người nghèo nhất lại để lại cho con cái mình món thừa kế lớn nhất”.

Còn cậu bé 11 tuổi đã nộp 85 xu, cậu bé nói: “Cháu cảm thấy sẽ là sai nếu cháu giữ một thứ không phải của mình”.

Cả hai người đó đã tự “sơn” mình bằng một màu sơn khác với nhiều người.
Read On 0 comments

Chạm tới một người khác

11:17 PM
Khi làm bác sĩ tâm lý ở Anh, tôi có một khách hàng bé nhỏ. Khi nhìn thấy cậu ta lần đầu, tôi thấy cậu bé đang đi đi lại lại không ngừng trong phòng.

Khi tôi nói "Cháu ngồi xuống đi!", David, tên cậu bé, ngần ngừ mãi mới chịu ngồi. Cậu bé mặc chiếc áo khoác dài màu đen, khuy cài đến tận cổ. Khuôn mặt nhợt nhạt. David cứ nhìn chằm chằm xuống chân, còn hai bàn tay thì liên tục xoa vào nhau một cách lo lắng.

David mất cả cha lẫn mẹ từ nhỏ và sống với bà. Nhưng năm cậu bé 13 tuổi, bà cậu bé cũng qua đời. Bây giờ cậu bé 14 tuổi và sống tạm trong trại trẻ mồ côi.

David đến phòng khám của tôi với giấy giới thiệu của thầy hiệu trưởng: "David luôn căng thẳng và buồn bã, không chịu nói chuyện với ai, và làm tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ giúp đỡ".

Tôi nhìn David và lường trước một thất bại nghề nghiệp. Làm sao tôi giúp được cậu bé? Có những bi kịch của con người mà môn tâm lý học không có đủ câu trả lời, và cũng không có đủ từ ngữ để miêu tả.

Ở lần gặp thứ hai, David không nói một lời nào. Cậu bé ngồi co ro trên ghế, chỉ thỉnh thoảng liếc nhìn những bức tranh của các em nhỏ vẽ được treo khắp nơi trong phòng tôi. Khi kết thúc cuộc gặp thứ hai, trước khi David bước ra khỏi cửa, tôi đặt tay lên vai cậu bé. Cậu bé không tỏ thái độ gì, không phản đối, nhưng cũng không ngẩng lên nhìn tôi.

- Tuần sau cháu cứ trở lại, nhé!

Tuần sau đó, David trở lại. Tôi rủ cậu chơi cờ và cậu bé gật đầu. Sau đó, thứ tư tuần nào David cũng tới và chúng tôi đều chơi cờ, hoàn toàn im lặng, thậm chí không hề nhìn vào mắt nhau. Chơi cờ rất khó ăn gian, nhưng tôi cũng luôn cố gắng thỉnh thoảng để David thắng.

Về sau, David đến sớm hơn lệ thường một chút, lấy bàn cờ ra và sắp sẵn các quân cờ, im lặng chờ tôi xong việc. Có vẻ như cậu bé thích chơi cờ. Nhưng vẫn không bao giờ nhìn tôi. Có lẽ cậu chỉ cần ai đó ở bên mình. Một buổi chiều, David cởi chiếc áo khoác đen mọi ngày, khoác nó lên thành ghế rồi mới chơi cờ. Trông cậu bé nhanh nhẹn hơn mọi khi.

Vài tuần sau, trong khi tôi đang quan sát David lúc cậu bé nghĩ thêm một nước cờ, bất chợt David ngẩng lên nhìn tôi:

- Đến lượt chú rồi đấy!

Kể từ ngày hôm đó, David bắt đầu nói chuyện. Cậu bé đã có bạn bè ở trường và tham gia cả một câu lạc bộ đi xe đạp. Cậu không tới phòng khám nữa, nhưng vẫn viết thư cho tôi vài lần, về việc cậu đang học hành ra sao để cố gắng vào đại học. Rồi những lá thư cũng ngừng. Đó là lúc cậu bé tự sống cuộc sống của mình.

David đã cho tôi thấy, một người có thể chạm tới một người khác bằng cách nào. Bằng một cái chạm nhẹ, bằng sự cảm thông, bằng sự lắng nghe, bằng cách chia sẻ thời gian... Và bằng trái tim nữa!

Viết bởi Thục Hân (Dịch)
Read On 0 comments

Kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

10:11 PM

Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý,

Đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.
Đào tạo tiếng Anh qua internet đã có mặt tại Việt Nam hơn 2 năm nay. Tiếp cận cách học mới này, nhiều học viên lúng túng không biết khai thác thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là những kinh nghiệm học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả.

1. Những kinh nghiệm chung

- Học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, chứ không nên học dồn vào một lúc mà lại ngắt quãng số lần học quá lâu. Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh trực tuyến không đòi hỏi về thời gian “lên lớp” nên nhiều người không chủ động được thời gian học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày với thời gian hợp lí, bạn vừa duy trì được thói quen học tập nề nếp, lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày.

- Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học bằng các mẫu vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh...

- Gọi cho trung tâm hỗ trợ học viên của các chương trình đào tạo tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn.

2. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế

Theo cô Nguyễn Thị Thúy, để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý: Chương trình đào tạo đã có các bước học tập rất khoa học. Vì thế, khi học tập, các bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống. Chú ý luyện nói nhiều bằng cách luyện ngữ âm và luyện các mẫu câu thông dụng, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập, giúp rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết một cách tốt nhất.

3. Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học như thế nào cho tốt?

Những kinh nghiệm học tiếng Anh của các bạn trung học được cô Vũ Bích Thanh, giáo viên online của trang đào tạo tiếng Anh trung học trên internet phổ biến:

- Khi học tập và ôn thi trắc ngiệm, các bạn học sinh nên ôn từng dạng bài trước cho nhuần nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc. Bởi vì, khi học tập và ôn luyện theo trình tự lớp học các bạn sẽ có cơ sở để hệ thống kiến thức và tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng Anh trung học này.

4. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet

- Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ). Khi gặp các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa nhanh hơn.

- Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, học viên cũng nên tận dụng hệ thống internet để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic) tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.

- Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương trình đào tạo để mở rộng vốn từ của mỗi chuyên ngành. Sau đó hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu trúc mới học.

- Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, trước hết, các học viên cũng phải có hiểu biết về kiến thức nền của chuyên ngành đó bằng tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh.

5. Những “thủ thuật” để loại bỏ thời gian chờ đợi khi học tập qua mạng internet

- Chọn trang web học tập của bạn làm trang chủ (vào Tools, chọn internet options, gõ địa chỉ trang web vào ô address, sau đó chọn apply, và chọn ok, là bạn đã có một trang chủ như mong muốn) để tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở dành cho các bạn khi các bạn lên mạng mà “quên” không học tập!

- Khi bạn sử dụng phần hỗ trợ audio hay video của hệ thông để học tập, có thể bạn phải chờ hơi lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài, các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên dung lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu không muốn chờ đợi, khi hệ thống báo “buffering…” (đang tải dự liệu về máy), các bạn hãy nhấn vào nút stop, sau đó nhấn vào play để không phải chờ đợi.

Kinh nghiệm học tiếng Anh vốn đã có rất nhiều và đã được xuất bản thành nhiều cuốn sách khác nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm để học qua internet thì không phải là ai cũng đã biết. Hi vọng bài viết này giúp các bạn học online học tập hiệu quả hơn và yêu thích hình thức học tập mang tính thời đại này.
Chúc Các Bạn Thành Công



Sưu tầm bởi bakaru2007

Read On 0 comments

Học tiếng Anh qua phương pháp Thiền

9:32 PM

GS nhà giáo Lê Khánh Bằng được nhiều người biết không chỉ là nhà phương pháp trong giáo dục học mà còn biết đến bởi sự uyên bác vì ông có thể giảng bài bằng 6 thứ tiếng khác nhau: Anh, Pháp, La Tinh, Nga, Trung Quốc, Bồ Đào Nha. Điều đáng nói là 6 thứ tiếng này phần lớn do GS tự học. Có được vốn ngoại ngữ nhiều như vậy chính là nhờ biết cách học có phương pháp. Vậy những phương pháp đó là gì? Thiền – đây là một phương pháp dưỡng sinh cổ điển của Ấn Độ, đặc trưng bởi “tập trung tư tưởng” khong cho tạp niệm xen vào trong quá trình học. Thiền ở đây chỉ được sử dụng ở phương diện là một phương pháp để phát huy năng lực của người học

“THIỀN” là gì? “Thiền” là một quá trình tu luyện gồm những biện pháp thể dục tâm lý, từ gốc là Yoga, được một trường phái phật giáo Trung Quốc kết hợp với phương pháp của đạo lão áp dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người Châu Mỹ vận dụng. Khi thiền ta phải ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thở, trên cơ sở ấy, tập trung ý nghĩ vào những bộ phận nào đó của cơ thể, hoặc những giáo lý cơ bản, những vấn đề mình quan tâm. Khi thiền con người phải hết sức tập trung, làm cho các kích thích bên ngoài không xen vào được, toàn tâm tập trung vào một ý. Đây là một kỹ thuật điều khiển tinh thần, giúp con người sử dụng bộ não triệt để, động viên được những năng lực tiềm ẩn. Có thể về mặt cơ chế, thiền là tập trung tư tưởng cao độ vào một vấn đề hay một công việc nhất định.

Thiền có thể quy ước phân làm 2 loại: thiền tĩnh và thiền động.

Tĩnh là ngồi yên (có thể nhắm mắt hay mở mắt), tập trung suy nghĩ vào hơi thở (thở sâu, êm, nhẹ) hoặc vào một vấn đề nào đó (bài học).

Động là tập trung suy nghĩ vào một vấn đề nào đó (một chủ đề, một công việc), đồng thời có thể dùng các động tác để thể hiện vấn đề đó, như viết, nói, cử động chân tay.

VẬN DỤNG THIỀN ĐỂ TẠO NÊN MỘT VÙNG NGOẠI NGỮ TRONG VỎ NÃO

Đối với học ngoại ngữ, thiền có tác dụng góp phần tạo nên một vùng ngoại ngữ trong vỏ não. Có thể áp dụng theo công thức 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài

5 bước chuyển vào trong như sau:

Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, học viên đọc thật to (đúng trọng âm và ngữ điệu) để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng chứ chưa cần đọc nhanh.

Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn.

Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể được. Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch tán lúc ban đầu nay tập trung dần lại.

Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra, nhưng người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc như thế nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi thuộc lòng hẳn, tốc độ ngày càng nâng lên.

Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần để hằn sâu vào trong vỏ não, để đặt được một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng. Bước này có thể tiến hành theo trình tự, nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có thể được (ví dụ một bài khoá khoảng 130 từ: 15 – 30 giây), nếu chưa đạt được tốc độ như thế phải luyện tập tiếp.

5 bước chuyển ra ngoài gồm:

Bước 1: Đọc trong óc.

Bước 2: Đọc mấp máy môi.

Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh.

Bước 4: Đọc thật to đúng trọng âm, đúng ngữ điệu với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng không được sai sót.

Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy với tốc độ nhanh nhất

Khi đã có vùng ngoại ngữ trong đầu, người học có thể duy trì nó và dễ dàng tiếp nhận thêm những ngoại ngữ khác. Khái quát lại như GS Bằng nói: “đột phá một điểm, khai thông toàn diện. Với phương pháp này không chỉ giúp chúng ta vận dụng vào dạy và học ngoại ngữ mà còn học tốt các môn khoa học khác”.


HỌC - MỘT KHÁI NIỆM “TỰ HỢP ĐỒNG”

VÀ “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY NGHĨ BẰNG NGOẠI NGỮ”

Cũng theo GS Lê Khánh Bằng, đối với việc dạy và học hiện nay phải thống nhất một khái niệm: thày với trò là bạn, người học được xem là trung tâm và học theo cách tự hợp đồng. Đây là sự giao ước của chính bản thân người học. Hợp đồng dài hạn thì tuân thủ theo đúng bản thiết kế của quá trình tự học. Hợp đồng ngắn hạn tuân thủ đúng các mục tiêu đề ra như thuộc bài khoá trong bao lâu, tốc độ đạt được… Người học phải tự nhắc nhở mình, tự kiểm tra và đánh giá. Ở đây thày giáo chỉ đóng vai trò người hướng dẫn còn về phương pháp lĩnh hội và tạo điều kiện hiệu quả là do người học quyết định. Chính vì thế, không ít người đặt câu hỏi: Tại sao mình học ngoại ngữ rất chăm chỉ miệt mài trong 2, 3 năm mà kết quả không cao? Phải chăng học ngoại ngữ được phải có năng khiếu? Thực ra không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt của vấn đề là học phải có phương pháp, không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mà cả các môn khác. Nếu có phương pháp đúng sẽ giúp người học nhận thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Với học ngoại ngữ, trước hết người học phải có khả năng suy nghĩ bằng ngoại ngữ. Suy nghĩ bằng ngoại ngữ là năng lực hình dung được ngoại ngữ đó trong đầu mà không phải trải qua giai đoạn lịch sử tiếng mẹ đẻ. Không có khả năng này, người học khi học phải chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ mới hiểu (nghe), rồi mới có thể trả lời bằng tiếng mẹ đẻ, sau lại dịch ra tiếng nước ngoài để trả lời. Việc đó vừa chậm vừa làm giảm khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. GS Lê Khánh Bằng đã khái quát hoá quá trình học ngoại ngữ bằng một sơ đồ công thức: 3T, 5B, 5C, 2H, 3V. (3T là thiền, tần số và tốc độ; 5B là 5 bước chuyển vào trong và ngược lại; 5C là 5 chỉ tiêu của chất lượng học ngoại ngữ: nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ bằng ngoại ngữ; 2H là 2 chỉ tiêu của hiệu quả; 3V là 3 vùng ngoại ngữ: tối thiểu, cơ bản và chuyên ngành). Để biến tất cả những yêu cầu phương pháp thành hiện thực thì quá trình tự học vẫn là then chốt của thành công.

Read On 0 comments

Bí mật của bố tôi

7:54 PM
Viết bởi Thục Hân (Dịch)


Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn là trò cười của bạn bè vì tôi rất dở trong khả năng tìm đường. Có lần, cậu bạn tôi hài hước: “Hy vọng lối lên Thiên Đường cũng có bảng chỉ dẫn, nếu không cậu lạc mất”.

Tôi cười:
- Tớ chỉ cần tìm một ngọn đồi có hàng rào nhiều cây hoa giấy - Và khi cậu ta nhíu mày suy nghĩ xem đó là cái gì, thì tôi kể cho cậu ta nghe câu chuyện về bố tôi.
Ông bà nội tôi rất nghèo, bố và 5 anh em trai phải cố gắng ghê gớm để tồn tại. Chính thời thơ ấu đó đã làm cho bố tôi trở thành một người cứng rắn.

Khi anh em chúng tôi nhận ra rằng những đứa cùng lớp đều được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, chúng tôi đã hỏi xin bố tiền. Bố bình thản:

- Nếu các con đã đủ lớn để xin tiền thì các con cũng đủ lớn để kiếm tiền.

Và thế là, chúng tôi đi làm đủ các việc vặt cho khu phố, như dọn vườn hoặc lau nhà. Bố không bao giờ hỏi về số tiền mà chúng tôi kiếm được, cũng không bao giờ khen.

Khi chúng tôi lớn lên, đi học khá xa nhà. Không có xe riêng, chúng tôi phải đi xe bus. Dù bến xe bus cách nhà tới gần 2km, cả vào những ngày mưa gió bão bùng, bố tôi cũng chẳng bao giờ lái xe ra đón. Nếu ai đó càu nhàu (anh trai tôi càu nhàu suốt), bố sẽ nói nghiêm khắc:

- Chân các con để làm gì?

Còn tôi thì không ngại đi bộ bằng nỗi sợ đi một mình dọc theo đường cao tốc, vòng một vòng rồi mới có đường đi lên đồi để về nhà. Tôi cũng cảm thấy tủi thân vì dường như bố tôi chẳng quan tâm đến sự an toàn của tôi. Nhưng rồi cảm xúc đó biến mất vào một buổi tối mùa hè.



Đó là một ngày mệt mỏi với những bài thi dài làm tôi kiệt sức. Tôi chỉ muốn về nhà và nằm ngủ. Khi xe bus dừng ở trạm cuối, tôi xốc lại cái balô đầy ụ sách, chuẩn bị đi bộ một chặng dài.

Tôi đi dọc theo đường cao tốc ở dưới chân đồi, cho đến khi nhìn thấy một hàng rào nhiều hoa giấy chạy dọc theo con đường lên đồi dẫn tới nhà tôi. Lúc nào tôi cũng cảm thấy dễ chịu khi nhìn thấy cái hàng rào ấy, vì như thế có nghĩa là tôi sắp về đến nhà.

Hôm đó, khi tôi vừa nhìn thấy đám hoa giấy thì trời bắt đầu mưa. Tôi ngồi xuống để nhét mấy cuốn sách đang cầm trên tay vào balô, rồi lấy ra cái ô. Khi đứng dậy, tôi chợt nhìn thấy cái gì đó màu xám di chuyển dọc theo hàng rào. Nhíu mắt nhìn kỹ hơn, tôi nhận ra đó chính là cái mũ của bố tôi. Và tôi biết rằng - mỗi ngày tôi về nhà, bố đều đứng trên đồi, sau dãy hàng rào để quan sát, cho đến khi bố biết tôi về nhà an toàn. Tôi lau mắt. Bố đã quan tâm mà tôi đã không bao giờ biết. Hôm đó, khi tôi về đến nhà, tôi thấy bố đang ngồi như không biết gì trên ghế bành, nói giọng thản nhiên:

- Về rồi hả con?

“Cậu thấy đấy” - Tôi kết thúc câu chuyện kể cho người bạn - “Tớ chẳng lo là không tìm thấy Thiên Đường”.

Có nhiều người nói Thiên Đường là khi bạn nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, hay một chùm sáng trên cao. Nhưng tôi thì nghĩ tôi sẽ nhìn thấy một dãy hàng rào đầy hoa giấy dẫn lên đồi, và bố tôi sẽ đợi ở trên đỉnh đồi, và nói: “Về rồi đấy hả con?”.
Read On 0 comments

Thầy Washington

8:28 PM
Viết bởi Thục Hân (Dịch)

Một lần, khi đang học lớp 10, tôi hết giờ học sớm nên chạy sang một lớp khác để đợi người bạn. Khi nhìn thấy tôi thập thò ở cửa lớp, thầy giáo, sau này tôi biết tên thầy là Washington, bỗng nhiên chỉ tay thẳng về phía tôi:


- Em lên bảng, giải bài tập này đi!


- Em không phải là học sinh lớp này ạ! - Tôi đáp.


- Thế thì sao? Cứ lên bảng đi!


- Em không thể! - Tôi lặp lại.


- Tại sao lại không? - Thầy cũng lặp lại.


Tôi ngừng một chút vì xấu hổ. Cuối cùng, tôi lên tiếng:


- Vì em học ở lớp Giáo dục Đặc biệt. Trí não của em phát triển không tốt...


Thầy Washington đứng lên khỏi ghế, lại gần, nhìn thẳng vào mắt tôi và nói nghiêm nghị:


- Đừng bao giờ nói điều đó lần nữa! Điều mà những người khác nói về em không nhất thiết phải trở thành cuộc sống của chính em!


Đó là một khoảnh khắc mà đến bây giờ tôi vẫn chưa quên. Một mặt, tôi quá ngượng vì những học sinh khác trong lớp cười ồ lên, họ biết tôi học ở lớp Giáo dục Đặc biệt. Nhưng mặt khác, tôi, lần đầu tiên, thấy mình được ai đó thật sự quan tâm, dù biết rõ tôi thế nào.

Từ đó, thầy Washington trở thành người bạn lớn của tôi. Trước khi gặp thầy, tôi từng thi trượt hai lần, bị đưa từ lớp 5 xuống học lớp 4, và được đưa vào lớp Giáo dục Đặc biệt từ năm lớp 8. Nhưng những gì thầy Washington nói đã làm tôi thay đổi suy nghĩ.


Thầy Washington luôn nhắc tôi: "Nhìn một người chỉ với những gì anh ta đang có, và anh ta sẽ càng ngày càng tệ. Nhưng nhìn anh ta như thể anh ta là con người mà anh ta có thể trở thành, rồi anh ta sẽ trở thành con người mà anh ta nên trở thành". Thầy Washington luôn thể hiện sự kỳ vọng vào mỗi học sinh của mình, và chúng tôi luôn gắng sống đúng với kỳ vọng đó.


Một hôm, tôi nghe thấy thầy nói chuyện với các anh chị lớp 12. Thầy nói: "Mỗi người trong chúng ta đều có một sức mạnh tiềm ẩn". Chờ đến hết buổi nói chuyện, tôi chạy lại gặp thầy:


- Có phải em cũng có sức mạnh tiềm ẩn không, thầy Washington? - Tôi hỏi một câu mà sau này tôi cho là ngớ ngẩn nhất trên đời.


- Tất nhiên rồi, cậu Brown! - Thầy đáp, dù tôi không hiểu thầy biết được họ của tôi từ bao giờ.


- Nhưng em thi trượt cả môn tiếng Anh và môn Toán. Em phải học ở lớp Giáo dục Đặc biệt. Em chậm hơn các bạn khác!


- Thế thì sao? - Thầy nói bình thản - Như thế chỉ có nghĩa là em phải cố gắng nhiều hơn.


Trường học là một cuộc chiến đấu đối với tôi. Thỉnh thoảng, tôi vẫn thi trượt một hai môn học, nhưng thầy Washington nói rằng tôi sẽ vượt qua.


Đến năm lớp 12, trường tôi có những khoá học kỹ năng nghề nghiệp. Bình thường, học sinh của lớp Giáo dục Đặc biệt không tham dự khoá Diễn thuyết và Truyền hình, nhưng thầy Washington đứng ra đảm bảo cho tôi theo học. Thật là một điều kỳ diệu.


Hai năm kể từ khi ra trường, tôi đã thực hiện 5 phóng sự truyền hình và được phát trên TV. Lần đầu tiên chương trình riêng của tôi "Bạn xứng đáng!" lên sóng một kênh truyền hình về giáo dục, tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại.


- Làm ơn cho tôi gặp anh Brown - Tiếng ở đầu dây bên kia.


- Ai đấy ạ?


- Em biết ai sẽ là người gọi em mà!


Tất nhiên, ở bên cạnh tôi lúc nào cũng là thầy Washington.
Read On 0 comments

Những chàng trai làm thuê

6:17 PM
Cuộc chuyển nhà hôm đó giống mọi cuộc chuyển nhà khác. Hai chàng trai chuyên dọn nhà thuê có mặt đúng giờ hẹn: 8h30.

Ông cụ hỏi họ có muốn ngồi uống một chút cà phê không, nhưng họ từ chối. Họ giải thích rằng họ được trả tiền công theo giờ làm việc, nếu họ không làm mà ngồi uống cà phê thì cũng vẫn được trả tiền công, mà như thế thì không công bằng. Ông cụ mỉm cười khi nghe câu trả lời thật thà của hai chàng trai, và ra hiệu cho họ bắt đầu công việc.

Thực ra, việc thu dọn ở nhà ông cụ cũng không mấy khó khăn, vì căn phòng rất gọn gàng và cũng không có nhiều đồ đạc. Ông cụ ngồi một góc, thỉnh thoảng hỏi chuyện hai chàng trai. Sự có mặt của họ trong ngôi nhà làm cho ông có vẻ hào hứng hơn một chút.

Hai chàng trai dường như cũng hiểu điều đó nên vừa làm vừa vui vẻ tiếp chuyện ông cụ. Thỉnh thoảng, họ dừng lại để hỏi thăm ông cụ về một vài món đồ kỷ niệm nhỏ bé.

Ông cụ nói rằng ông chuyển nhà vì vợ ông, cũng là người thân duy nhất của ông, đã mất được một năm nay, và ông muốn dọn đến một căn hộ nhỏ hơn cho đỡ trống trải.

Vài giờ trôi qua và ngôi nhà bắt đầu không còn gì trừ những thùng đựng đồ đạc đã được dán cẩn thận. Một trong hai chàng trai chuyên dọn nhà thuê đi kiểm tra lại từng phòng để đảm bảo không bỏ quên gì cả. Trong một góc phòng ở tầng trên, anh nhìn thấy một chiếc hộp nhỏ - rất khó nhận ra vì nó cùng màu với gỗ sàn nhà. Khi nhấc chiếc hộp lên, anh tuột tay và một tập giấy tờ cùng những tấm ảnh rơi ra khắp sàn nhà. Thu dọn lại tập giấy, anh nhìn thấy một mảnh báo rất cũ, với tựa đề: “Hai cậu bé sinh đôi chết trong vụ tai nạn đắm thuyền”. Sau khi đọc qua bài báo, anh nhận ra rằng đó chính là hai cậu con trai của ông cụ, đã mất từ hơn 20 năm trước.

Chàng trai làm thuê thu dọn lại mọi thứ, sắp xếp cho ông cụ rồi nói với ông rằng bất kỳ khi nào ông cần giúp gì ở nhà mới, ông có thể gọi họ.

6 tháng sau, ông cụ mất. Trong di chúc của mình, ông để lại toàn bộ tài sản trị giá gần 2 triệu đôla cho “hai chàng trai dọn nhà thuê đã rất tử tế với tôi, làm cho tôi thấy như tìm lại được hai đứa con trai của mình”.

Viết bởi Barbara Chase-Pace Thục Hân (Dịch)
Read On 0 comments

Không ai thành công một mình

5:21 PM
Vào thế kỷ 15, tại một làng nhỏ nọ, có một gia đình có tới 18 người con. Cha của họ phải làm việc tới 20 tiếng đồng hồ mỗi ngày mà cả gia đình chỉ đủ để đắp đổi qua ngày. Thế nhưng, hai người con lớn trong nhà vẫn có nhiều mơ ước. Cả hai đều muốn học vẽ vì họ có năng khiếu từ nhỏ.

Sau không biết bao nhiêu buổi nói chuyện suốt đêm trên chiếc giường đông chật anh em, hai người con lớn có một quyết định. Họ sẽ tung một đồng xu. Người thua sẽ làm thợ mỏ, dùng toàn bộ thu nhập để chu cấp cho người thắng đi học. Còn người thắng, sau 4 năm học, sẽ chu cấp tài chính cho người còn lại đi học, dù bằng cách bán tranh hay phải đi làm thợ mỏ.

Đồng xu được tung lên, Albrecht Durer thắng cuộc và được đi học. Albert thua, và đi tới vùng mỏ đầy nguy hiểm, và trong suốt 4 năm, làm lụng để nuôi người anh em của mình ăn học.

Gần như ngay lập tức, những tác phẩm của Albrecht được rất nhiều người nhắc đến, bởi chúng thậm chí còn đẹp hơn cả tác phẩm của các bậc thầy trong trường. Và cho đến khi tốt nghiệp thì Albrecht đã bán được khá nhiều tranh và dành dụm được một khoản tiền.

Khi anh trở về, trong bữa ăn sum họp, Albrecht đứng dậy để cảm ơn người anh trai đã hy sinh 4 năm giúp mình hoàn thành được ước mơ. Và Albrecht nói:

- Anh Albert, bây giờ đã đến lượt anh. Anh hãy tới Nuremberg để theo đuổi ước mơ của mình. Em sẽ lo toàn bộ chi phí và chăm sóc gia đình.

Albert mỉm cười, rồi bật khóc:

- Không, anh không thể tới Nuremberg được. Đã quá muộn rồi. Bây giờ, sau 4 năm làm việc trong hầm mỏ, không còn ngón tay nào của anh là lành lặn. Thậm chí bây giờ anh còn bị thấp khớp ở tay phải nặng tới mức không thể nâng nổi một chiếc ly, nói gì đến việc cầm cọ vẽ. Cảm ơn em, nhưng bây giờ đã quá muộn rồi...

Hơn 450 năm đã qua. Cho tới bây giờ, hàng trăm bức chân dung, tranh màu nước, tranh than chì, tranh khắc gỗ và khắc đồng... của Albrecht Durer đã được treo ở những Viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Nhưng có một điều kỳ lạ: có thể bạn, cũng như nhiều người, đều chỉ quen thuộc với một tác phẩm của Albrecht Durer. Đó là một ngày, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn anh trai Albert, Albrecht Durer đã thực hiện một tác phẩm cẩn thận nhất trong đời: vẽ lại đôi bàn tay của anh trai mình, với lòng bàn tay hướng vào nhau và những ngón tay gầy guộc hướng lên trời. Ông chỉ gọi bức tranh của mình đơn giản là "Đôi tay", nhưng cả thế giới đều đặt tên cho kiệt tác đó là "Đôi tay cầu nguyện".

Nếu có lúc nào bạn nhìn vào bức tranh cảm động đó, hãy nhìn lại lần thứ hai. Nó sẽ nói với bạn rằng, không có ai, chắc chắn không có ai, có thể thành công một mình bao giờ!

Viết bởi Thục Hân (Dịch)
Read On 0 comments

Phép thuật của những phù thủy

10:05 PM
Tôi đã chuẩn bị xong một túi kẹo đủ loại cho đêm Halloween, sẵn sàng chờ những cô cậu bé trong các bộ quần áo hoá trang. Nhưng đúng buổi sáng Halloween, tôi bị ngã cầu thang, chân sưng tấy và đến tối thì tôi hầu như không di chuyển được. Rõ ràng, không thể cứ mỗi lần có tiếng gõ cửa thì lại chạy ra, nên tôi quyết định treo túi kẹo vào tay nắm cửa, rồi ngồi từ phía trong nhà nhìn ra, xem có bao nhiêu cô cậu bé đi thu kẹo vào tối Halloween qua nhà mình. Thậm chí, tôi tắt đèn trong phòng khách để chúng nghĩ rằng không có ai ở nhà, khỏi bấm chuông cửa.


Đầu tiên là một vũ công balê hơi mập với ba chú ma bé nhỏ. Mỗi em lấy một chiếc kẹo. Khi “con ma” cuối cùng bốc một nắm kẹo, tôi nghe thấy “vũ công balê” quát:


- Mỗi người chỉ được lấy một cái kẹo thôi! Còn phải để cho những người đến sau chứ! Phải trung thực!


Tôi thấy thật vui vì trong bóng tối và không có ai nhìn thấy, một em nhỏ vẫn thực hiện đúng nguyên tắc trung thực của mình.


Các cô công chúa, những nhà du hành vũ trụ, những bộ xương và những người ngoài hành tinh là những vị khách tiếp theo. Có vẻ nhiều em nhỏ ghé qua nhà hơn là tôi tưởng, và dường như cái túi sắp hết kẹo. Ngay khi tôi định bật đèn phòng khách thì tôi thấy có bốn cô cậu bé nữa đi tới. Ba nhân vật lớn hơn thò tay vào túi và mỗi người lấy được một thanh sôcôla. Tôi nín thở, hy vọng còn ít nhất một cái kẹo cho cô bé phù thuỷ bé nhất. Nhưng khi cô bé rút tay ra khỏi túi, cô bé chỉ cầm mỗi một viên thạch bé tẹo màu da cam.


Lúc đó, ba cô cậu bé lớn hơn gọi to:


- Nào, Emily, đi thôi! Không có ai ở nhà để cho em thêm kẹo đâu!


Nhưng Emily ngập ngừng một chút nữa. Có thể em sẽ cố bấm chuông hay sao? Nhưng không, cô bé thả viên thạch bé xíu vào cái túi của mình rồi quay mặt vào cửa nhà tôi, nói to:


- Cảm ơn nhé, ngôi nhà! Tớ rất thích kẹo thạch đấy!


Rồi cô bé lũn chũn chạy theo các bạn.


Tôi mỉm cười trong bóng tối - nụ cười đầu tiên trong ngày kể từ lúc tôi bị ngã cầu thang. Hình như một cô phù thủy bé nhỏ đã phù phép cho tôi thì phải...

Viết bởi Evelyn M. Gibb - Thục Hân (Dịch)
Read On 0 comments

CHIẾC CHUÔNG

10:27 PM
Viết bởi Bonnie Thục Hân (dịch)

Ông Pappy, chủ cửa đồ cũ đầu phố, có một nỗi buồn bí mật.

Một ngày nọ, khi đang lắp lại cái đèn lồng cũ để chuẩn bị giao cho khách, ông nghe thấy tiếng lanh canh của chiếc chuông treo ở cửa. Chiếc chuông đó có âm thanh rất hay, ông yêu nó nên treo lên cửa để chia sẻ tiếng nhạc với tất cả khách ra vào.


Ban đầu, ông không thấy ai. Vì
mái tóc gợn sóng mềm mại của cô bé khách hàng chỉ chạm tới mặt quầy.


- Ông giúp gì được cháu nào? -
Ông Pappy vui hẳn lên.


- Chào ông! - Cô bé ngước đôi mắt
nâu nhìn ông Pappy - Cháu muốn mua một món quà, ông ạ, cho ông ngoại cháu!


Ông Pappy gợi ý:


- Ông ngoại cháu có thích đồng hồ
bỏ túi không? Ông có một cái còn tốt lắm. Ông tự sửa nó đấy!


Cô bé không trả lời. Cô đi quanh
phòng, rồi lại gần cửa và đặt bàn tay bé nhỏ lên tay nắm. Cô lắc nhẹ cái cửa để
nghe tiếng nhạc kỳ lạ của chiếc chuông, và bỗng mỉm cười hào hứng.


- Chính là cái này đây - Cô bé
reo lên - Mẹ cháu nói ông cháu yêu âm nhạc lắm!


Ông Pappy sững lại. Ông không muốn
làm cô bé thất vọng, nhưng ông phải nói:


- Xin lỗi cháu! Chiếc chuông đó
ông không bán. Có thể ông cháu sẽ thích một cái đài nhỏ chăng?


Cô bé ngắm cái đài, rồi thở dài:


- Không, chắc là không đâu ạ!


Cố gắng để cô bé hiểu, ông Pappy đã
kể cho cô nghe rằng con gái ông từng chơi chiếc chuông đó, nên ông không muốn
bán.


Cô bé hơi sụt sịt, và nói:


- Cháu hiểu rồi ông ạ. Cháu cảm ơn
ông.


Bỗng nhiên, ông Pappy nghĩ đến
gia đình mình. Vợ ông đã mất. Con gái ông thì sau một lần giận gia đình đã bỏ
ra nước ngoài sống, và ông không liên lạc được với cô trong gần 10 năm rồi. Thế
thì tại sao không để chiếc chuông cho một người khác - một người có thể chia sẻ
nó với những người mà họ yêu thương?


- Chờ đã cháu! - Ông Pappy kêu
lên khi cô bé mở cửa và tiếng chuông lại vang lên - Ông quyết định bán chiếc
chuông. Khăn tay đây, cháu lau mũi đi nào.


Cô bé vui mừng vỗ tay:


- Ôi, cảm ơn ông!


- Được rồi! - Ông Pappy cũng thấy
vui, dù biết rồi mình sẽ rất nhớ cái chuông - cháu phải hứa sẽ giữ cái chuông cẩn
thận nhé, được không? - Rồi ông đặt chiếc chuông vào một chiếc túi giấy nâu.


- Cháu hứa - Cô bé nói. Bỗng cô
nhìn ông Pappy với ánh mắt lo lắng:


- Chiếc chuông này giá bao nhiêu ạ?


- Vậy cháu có bao nhiêu tiền nào?
- Ông Pappy hỏi với một nụ cười tinh nghịch.


Gia tài của cô bé là 2 đôla và 47
xu.


Ông Pappy nói như reo:


- Chà chà, cháu thật may mắn! Cái
chuông đó giá vừa đúng 2 đôla 47 xu!


Đến tận khi chuẩn bị đóng cửa
hàng, ông Pappy vẫn cứ ngẩn ngơ mãi vì nhớ chiếc chuông. Và bỗng ông lại nghe
thấy tiếng chuông reo. Ông cho rằng mình tưởng tượng, nhưng khi quay ra cửa,
ông nhìn thấy cô bé ban sáng. Cô bé đang cầm chiếc chuông lắc lắc và mỉm cười.


-
Gì thế này? Cháu đổi ý rồi sao?


-
Không ạ - Cô bé mỉm cười - Mẹ cháu nói chiếc chuông này là dành cho ông!


Trước khi ông Pappy kịp nói thêm
lời nào thì mẹ cô bé bước vào. Đôi mắt cô long lanh ướt, và cô nhìn ông Pappy,
nói:


- Con chào bố!


Còn cô bé thì kéo nhẹ gấu áo ông:


- Ông ơi, khăn tay đây, ông lau mắt
đi nào!
Read On 0 comments

Cuộc đua ôtô đồ chơi

10:15 PM
Gilbert mới 8 tuổi và khá nhút nhát. Một buổi học, cô giáo phát cho mỗi học sinh trong lớp mấy miếng gỗ cùng bốn cái bánh xe nhỏ và bảo về đưa tất cả cho cha mình để lắp một chiếc ôtô. Đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng với Gilbert. Bố Gilbert đã mất từ lâu, và cậu cũng không có anh chị em. Thế là mấy miếng gỗ cùng 4 cái bánh xe cứ nằm yên một chỗ trong suốt cả một tuần, cho đến khi mẹ hỏi Gilbert đó là cái gì. Tuy nhiên, mẹ không giỏi lắp ráp, nên mẹ quyết định sẽ đọc to phần hướng dẫn cho Gilbert tự làm. Và Gilbert tự làm thật.


Mất 3 ngày thì những miếng gỗ với bốn cái bánh xe mới trở thành một chiếc xe đua. Hơi lỏng lẻo, nhưng trông rất đẹp (ít nhất là mẹ nói thế). Gilbert chưa bao giờ được sở hữu một chiếc ôtô đồ chơi nên cậu thấy hết sức tự hào về chiếc xe Tia Chớp Xanh - một niềm hạnh phúc vì biết rằng mình đã tự làm được một thứ cho bản thân mình.


Rồi cuộc đua xe ôtô đồ chơi của lớp cũng đến. Với Tia Chớp Xanh trong tay và niềm tự hào trong trái tim, Gilbert ngẩng cao đầu bước vào cuộc thi. Nhưng sự hãnh diện của cậu nhanh chóng trở nên nhỏ bé. Chiếc xe của Gilbert rõ ràng là chiếc duy nhất được tự làm. Những chiếc xe khác hẳn đều là những “công trình” bố-và-con - với nước sơn bóng loáng, những hoạ tiết trang trí cầu kỳ và thậm chí là cả những thiết bị gắn thêm để tăng tốc độ. Một vài cậu bé cười khúc khích khi nhìn xe của Gilbert - chiếc xe đơn giản, trông thiếu hấp dẫn và lảo đảo như sắp bung ra đến nơi. Như thể còn chưa đủ, Gilbert còn là cậu bé duy nhất không có bố đi cùng đến cuộc thi.


Cuối cùng thì cuộc đua cũng bắt đầu. Chiếc xe nào chạy được xa nhất sẽ là người thắng cuộc. Lần lượt từng chiếc xe được “chủ” cho lăn bánh xuống con dốc bằng gỗ, và điểm mà xe dừng lại sẽ được đánh dấu. Cuối cùng chỉ còn xe của Gilbert cùng với chiếc xe “hiện đại” nhất và có vẻ sẽ chạy được xa nhất. Cô giáo chỉ dẫn cho Gilbert và cậu bạn kia cùng cho xe chạy một lúc. Cậu bé Gilbert 8 tuổi rụt rè hỏi cô có thể tạm ngừng cuộc thi một phút để cậu ước một điều được không. Tất nhiên cô giáo đồng ý. Và sau một phút, Gilbert bảo: “Em sẵn sàng rồi ạ”.


Tommy - chủ của chiếc xe “xịn” nhất - cùng với bố đứng bên cạnh, đã cho xe vào đường đua. Gilbert cũng nhấc Tia Chớp Xanh đặt vào vạch xuất phát - với hình ảnh của bố ở trong tim.


Thật bất ngờ, chiếc xe đơn giản của Gilbert lao đi với tốc độ kỳ lạ trong khi cả lớp hò reo. Và cuối cùng, Tia Chớp Xanh chỉ dừng lại trước xe của Tommy có một giây. Tia Chớp Xanh nhận được giải nhì.


Cô giáo lại gần Gilbert và mỉm cười hỏi:


- Em đã ước rằng em chiến thắng, đúng không Gilbert?


Gilbert - với đôi mắt sáng trong veo và nụ cười nhút nhát như mọi khi - trả lời:


- Không ạ, nếu em ước đánh bại bạn khác thì thật không công bằng. Em chỉ ước em sẽ không khóc và không nản lòng nếu như em thua.


Đôi khi trẻ em thông minh hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Gilbert đã không ước cho một kết quả tốt, mà ước cho mình có sức mạnh dù kết quả thế nào.

Viết bởi Thục Hân (dịch)
Read On 0 comments

Món quà của Daniel

11:26 PM
Tôi gặp Daniel 20 năm về trước, khi cậu bé đứng tựa vào cánh cửa của phòng học số 202 - nơi tôi đang dạy lớp 5. Cậu bé đi một đôi giày thể thao cũ, rộng hơn chân mình phải đến 3 cỡ, và chiếc quần kẻ carô rách xước xát ở đầu gối.


- Gia đình em đi hái quả thuê - Cậu bé vui vẻ - Cứ hết vụ quả ở một nơi thì phải chuyển sang nơi khác.


Tôi cho rằng cậu bé tươi cười này chắc không biết rằng mình đã lạc vào một lớp học mà chưa đứa trẻ nào từng nhìn thấy ai mặc quần rách. Có nhiều tiếng cười khúc khích, nhưng cậu bé cũng chẳng tỏ thái độ gì.


25 học sinh nhìn Daniel bằng ánh mắt nghi ngờ cho đến trận đá bóng chiều hôm đó. Daniel ghi một bàn và tạo nhiều cơ hội cho đồng đội. Đến lúc đó, tôi mới cảm thấy các học sinh khác trong lớp dành một chút tôn trọng cho người bạn mới.


Daniel chuyền bóng cho Charles. Đang ở vị trí thuận lợi, nhưng Charles - vốn là cậu học sinh “kém thể thao” nhất lớp - sút bóng lên trời. Cả đội bóng, và các “cổ động viên” ồ lên khó chịu. Chỉ có Daniel đến vỗ vào lưng Charles: “Đừng để ý, cậu bé, rồi sẽ có lúc cậu ghi được bàn thắng đẹp hơn nhiều!”


Charles cười, đứng thẳng hơn một chút và chơi tích cực hơn. Vào chính khoảnh khắc đó, tôi có cảm giác là cậu bé “hoang dã” này sẽ còn thay đổi được nhiều thứ - bao gồm cả chúng tôi.


Daniel dạy cả lớp đủ thứ. Huýt sáo giống tiếng gà kêu. Biết khi nào thì hoa quả cần được hái mà không cần nếm thử. Đối xử với mọi người ra sao, kể cả đối xử với Charles ra sao. Daniel không bao giờ gọi chúng tôi bằng tên, mà thường gọi tôi là “Cô giáo” và các bạn là “cậu bé”, hoặc “cô bé”. Các học sinh nữ thường đỏ mặt và mỉm cười khi được gọi như vậy.


Đến dịp Năm mới, học sinh bao giờ cũng đem quà tặng tới cho thầy cô giáo của mình. Năm nào cũng vậy, tôi sẽ mở những hộp quà, thường là nước hoa, khăn quàng hoặc ví, rồi cảm ơn các học sinh.


Buổi chiều hôm đó, khi các bạn khác đã về hết, Daniel lại gần bàn tôi:


- Hết vụ thu hoạch rồi cô giáo ạ. Ngày mai gia đình em sẽ chuyển đi.


Tôi sững người. Daniel lôi trong túi ra một viên đá màu xám, nhẹ nhàng đẩy về phía tôi.


- Em tặng cho cô giáo đấy! - Cậu bé nói, nhìn thẳng vào mắt tôi - Em đã đánh bóng nó thật đẹp, rất đặc biệt đấy!


Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc đó.


Nhiều năm đã trôi qua. Mỗi khi năm mới đến con gái tôi luôn đòi tôi kể về Daniel.


- Bây giờ Daniel phải lớn lắm rồi - Tôi sẽ kết thúc câu chuyện như vậy - Không biết cậu ấy trở nên thế nào...


- Chắc chắn là thành một người tốt - Con gái tôi luôn đáp - Mẹ kể nốt chuyện đi.


Tôi biết con gái tôi thích nghe cái gì - một bài học về sự thương yêu và quan tâm mà một cậu bé lớp 5 đã dạy cho một cô giáo, khi cậu ấy không có gì - nhưng là có tất cả mọi thứ - để trao tặng.


Tôi chạm vào viên đá và nói khẽ:


- Chào cậu bé, cô giáo đây. Hy vọng em không còn phải đi hái quả nữa. Và chúc em một năm mới tốt lành, dù em đang ở đâu.

Viết bởi Thục Hân (Dịch)
Read On 0 comments

Hai mươi năm sau

7:49 PM
Viết bởi Thục Hân (Dịch)

Bác Bob Butler mất cả hai chân trong một vụ nổ hầm mỏ vào năm 1965. Bác về nghỉ hưu ở quê nhà, sống yên ổn với lương hưu và công việc làm thêm ở một ga-ra ôtô nhỏ.

Hai mươi năm trôi qua. Hôm đó, bác đang làm việc một mình trong ga-ra. Trời rất nóng bức. Chợt bác nghe thấy tiếng kêu thét rất hãi hùng của một phụ nữ ở bên hàng xóm. Bác vội bỏ công việc, cố lăn chiếc xe lăn thật nhanh về phía ngôi nhà có tiếng kêu, nhanh hết sức có thể. Bác tiến đến ngôi nhà từ cửa sau, nhưng những bụi cây dày đặc làm chiếc xe lăn không thể vượt qua được. Bác Butler không suy nghĩ thêm một giây nào nữa, bác trượt xuống khỏi xe lăn, bắt đầu bò xuyên qua những bụi cây gai và đất đá.


“Mình phải vào được trong đó” - Bác tự nhủ và động viên mình - “Không quan trọng việc mình bị đau như thế nào. Có thể có người trong nhà còn đang bị đau hơn mình”.

Cuối cùng, bác Butler cũng vào được ngôi nhà qua cửa sau, và lần theo tiếng kêu, bác bò đến bể bơi. ở đó, một cô bé 3 tuổi đang bị chìm xuống tận đáy bể. Cô bé khuyết tật, không có tay, hình như bị ngã xuống đó và thậm chí không thể vùng vẫy được. Mẹ cô bé đứng bên thành bể, kêu khóc rất thảm thiết. Vừa nhìn thấy bác Butler, bà vừa khóc, kêu cứu, vừa nói rằng mình cũng không biết bơi.

Ngay lập tức, bác Butler lặn xuống đáy bể và bế cô bé - tên là Stephanie - lên bờ. Lúc này, mặt cô bé đã xanh xám, mạch không đập và cô bé không còn thở nữa.

Bác Butler bắt đầu sơ cứu cho cô bé trong khi người mẹ cuống quýt bấm điện thoại gọi cấp cứu. Họa vô đơn chí, đường dây không liên lạc được. Người mẹ ôm lấy vai bác Butler một cách vô vọng, và tiếp tục khóc.

- Chị đừng lo - Bác Butler trấn an người mẹ, trong khi vẫn tiếp tục làm các biện pháp sơ cứu - Tôi đã là cánh tay của cô bé để ra khỏi bể bơi, bây giờ tôi sẽ là lá phổi của cô bé. Cùng với nhau thì chúng ta có thể làm được.

Một chút sau, bé Stephanie ho, rồi mở mắt và bắt đầu khóc. Khi người mẹ ôm chầm lấy đứa con, chị hỏi bác Butler làm sao bác biết được rằng bác sẽ cứu được cô bé.



- Khi tôi chợt thấy đôi chân mình biến mất trong vụ nổ, các đồng nghiệp của tôi đều ngất đi, còn tôi nằm trơ một mình giữa khu đất rộng mênh mông - Bác Butler kể lại câu chuyện của mình - Không có ai ở đó, ngoại trừ một cô bé. Cô bé lấy hết sức kéo tôi về nhà mình ở trong làng, vừa đi, cô ấy vừa thì thầm với tôi: “Sẽ ổn thôi, chú ạ. Chú sẽ sống. Cháu là đôi chân của chú. Cùng với nhau, chúng ta có thể làm được”.

- Chị thấy đấy - Bác Butler kết luận - Đây là cơ hội của tôi để đáp lại ơn cứu mạng của cô bé ngày đó.
Read On 0 comments

Đường về nhà

6:11 AM
Mẹ mất sớm. Cho đến năm lên tám, tôi vẫn sống với ba ở một đồn biên phòng gần biên giới Tây Nam. Một hôm, đang xối nước tắm cho tôi, ba bỗng nói:"Tới lúc con phải về thành phố đi học rồi đó!".
Mẹ mất sớm. Cho đến năm lên tám, tôi vẫn sống với ba ở một đồn biên phòng gần biên giới Tây Nam. Một hôm, đang xối nước tắm cho tôi, ba bỗng nói:"Tới lúc con phải về thành phố đi học rồi đó!".

Sau mấy lần sốt rét nặng, cấp dưới của ba là chú Hiều được điều về thành phố. Ba nhờ chú đưa tôi về theo. Chú Hiều có gương mặt hóp tọp, khắc khổ. Trong tất cả các chú trong đơn vị, chú Hiều là người tôi ít mon men tới gần hơn cả.

Ba sửa soạn cho tôi một cái túi hành lý bằng vải. Đi một quãng xa, ngoái lại vẫn thấy ba đứng trông, tôi khóc oà. Mặc kệ tôi khóc nghêu ngao, chú Hiều chỉ im lặng sải bước. Chừng giữa buổi sáng, đang băng ngang cánh đồng lấp xấp nước, có một cái cộ bò kéo tới gần. Người đàn bà trùm khăn kín mặt cất giọng rổn rảng nói gì đó với chú Hiều. Chú dừng lại, trả lời, cũng bằng thứ tiếng khó hiểu. Nói qua nói lại một hồi, chú gật đầu, xốc nách tôi quẳng lên phía sau cộ phủ đầy rơm, rồi nhảy lên theo. Cái cộ xóc xách đảo qua đảo lại. Cái roi trong tay người đàn bà quật vào mông con bò đen đét. Tôi co rúm người, nhủ bụng biết đâu chú Hiều và bà ta đang tính chuyện bán tôi đi. ở đồn biên phòng, tôi cũng biết mấy vụ con nít bị bán qua biên giới, cha mẹ đi kiếm gào khóc thảm thiết.

Hết trảng cỏ thì chú Hiều và tôi xuống cộ. Chú Hiều mở nắp ba-lô, đưa cho người đàn bà một gói lương khô, nói gì đó, rồi nắm tay tôi dắt đi. Trời nóng như hun. Đến trưa, hai chú cháu ghé vô cái chòi canh ruộng dưa. Chú mở nắp lu, cho tôi uống nước bằng gáo dừa.

Đang nghỉ chân trời bỗng tối sầm. Mưa như trút. Đúng lúc đó chú Hiều lại kêu tôi mau mau đeo túi đi tiếp. Tôi níu chú: "Hết mưa rồi đi!". "Hết mưa là lũ về, ngập hết!"- Nói rồi chú Hiếu trùm tấm vải nhựa đi trước. Tôi đành lúp xúp chạy theo, núp vào đuôi áo.

Đúng như chú Hiều đoán, đang đợt lũ về, chỉ một cơn mưa lớn, nước nổi lênh. Qua đồng, nước dâng quá bụng. Chú Hiều cúi xuống bảo tôi trèo lên lưng cõng đi. Chú kêu tôi bám chặt cổ kẻo nước siết cuốn băng. Tay chân tôi tái ngắt, lạnh một phần, phần sợ lũ cuốn.

May sao, lúc nước lên tới ngực, chú Hiều vừa bơi vừa bắt đầu thở gấp, có cái xuồng của một ông già đi lưới cá chèo qua. Ông già cho hai chú cháu lên xuồng. Ông cụ nói:"Lũ thế này... thôi về nhà tao ngủ tối nay, mai đi sớm!". Lòng tôi lại lo thắt. Lỡ ông già không phải người tốt, tính chuyện xí gạt?

Ông cụ ở một mình. Căn chòi đứng lêu khêu trên nước. Bữa tối chỉ có cá nướng. Sáng sớm hôm sau, tôi bị dựng dậy. Ông già bơi xuồng đưa hai chú cháu tôi qua đồng nuớc nổi. Trời hửng cũng là lúc hai chú cháu lên tới thị trấn.

Đoạn đường từ thị trấn về thành phố thật bình an. Tôi dụi mặt vào ba-lô chú Hiều, ngủ ngon lành. Lúc thức dậy, chú Hiều mua cho tôi mía hấp và trứng cút. Tôi hỏi chú Hiều sao dám lên cộ, lên xuồng của người lạ. Chú lại cười:"Phải biết tin vào người khác, con ạ!" Tôi nín lặng. Ba tôi cũng tin chú Hiều, giao phó đứa con gái nhỏ. Và nếu không có chú, không đặt hết tin cậy vào chú trong suốt hành trình, tôi đã chẳng bình an về được tới nhà.

Viết bởi Đỗ Lê Thụy Minh Tiến
Read On 0 comments

Giveaway of the Day -

System Requirements:
Publisher:
Homepage:
File Size:
Price:
..


4 Free On Internet

Followers